Tổng số nhân viên Hải quan Pháp hiện nay là 16.662 người và trong năm 2014,ốlượngnhânviênHảiquanPhápgiảmnhờthủtụchảiquantựđộnghótt trực tiếp bóng đá hôm nay dự kiến sẽ có khoảng 300 người sẽ rời khởi cơ quan này do một trong những nguyên nhân là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và xuất cảnh, nhập cảnh.
Một ví dụ điển hình là tại cảng Le Havre, cảng container lớn nhất của Pháp. Cách đây 10 năm, trung bình 1 năm có khoảng 1,2 triệu container cập cảng Le Havre và khi đó Hải quan cảng có 560 nhân viên. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, theo con số Công đoàn Hải quan Pháp cung cấp, lượng container trung bình đến cảng là 2,5 triệu nhưng tổng số nhân viên hải quan ở đây chỉ còn 400 người.
Thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động thương mại của EU vẫn tăng và phức tạp hơn so với thời điểm khối này được thành lập. Trong khi các quy định quản lý của Liên minh châu Âu (EU) ngày càng tăng thì tại Pháp số lượng các vụ bắt giữ hàng giả do Hải quan thực hiện lại giảm đi một nửa kể từ năm 2011. Khoảng 33% hàng hóa được Hải quan Pháp kiểm tra năm 2012 có kết luận không tuân thủ các quy định của EU (tương đương với mức tăng khoảng 22% từ năm 2011).
Ngay cả đối với Bộ Tài chính và Kinh tế Pháp- cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động hải quan, cũng đã lên tiếng cảnh báo về những nhược điểm của hệ thống kiểm soát, chống buôn lậu của cơ quan Hải quan. Theo hãng tin Reuteurs tại Báo cáo đánh giá sử dụng và dự kiến ngân sách cho năm 2014, Bộ Tài chính và Kinh tế Pháp nhận xét: “cơ quan Hải quan đã chuyển ưu tiên từ kiểm tra có hệ thống các chuyến tàu ở các vùng ven biển sang tập trung điều tra, xử lý những vụ việc buôn lậu lớn”.
Các cơ quan Hải quan Châu Âu hiện đang được yêu cầu phải tạo thuận lợi cho thương mại và đảm bảo cho sự hoạt động của các doanh nghiệp thông thoáng hơn nhằm tránh những tình huống khó khăn do cạnh tranh kinh tế. Sự cạnh tranh thương mại giữa các cảng biển và sân bay châu Âu dẫn đến những chỉ trích nặng nề vì kéo theo sự cạnh tranh giữa các đơn vị hải quan với áp lực phải ứng dụng công nghệ và cải tiến thủ tục để thu hút hành khách, hàng hóa sử dụng các dịch vụ của các sân bay, cảng biển mà các đơn vị được giao quản lý.
Hiện nay, 2 cảng biển có ưu thế cạnh tranh lớn nhất của châu Âu là cảng Antwwerp (Bỉ) và Rotterdam (Hà Lan) là những nơi mà Trung Quốc đã đầu từ hệ thống cảng biển siêu lớn với năng lực làm thủ tục cho 12 triệu container trong 1 năm (trên các cửa sông Maas và sông Rhine).
Có thể nhận thấy, xu hướng ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý là tất yếu đối với các cơ quan, tổ chức của cả khu vực công và tư nhân. Vai trò của cơ quan Hải quan cũng thay đổi từ khi thị trường chung châu Âu hình thành và cho phép sự lưu thông hàng hóa tự do giữ 28 quốc gia thành viên.
Đồng thời, bản chất của dây chuyền thương mại quốc tế cũng dần thay đổi với những liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các bên tham gia với sự giảm thiểu các điểm quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Xu hướng này có thể dẫn đến tình trạng trong tương lai sẽ có thể tờ khai hải quan được mở tại một điểm cách rất xa nơi hàng hóa được nhập khẩu và được kiểm tra để thông quan.
Một quan chức của Ủy ban châu Âu cho biết EU đang dự thảo những quy tắc mới để đảm bảo có sự phát triển hài hòa giữa công nghệ và hiệu quả kiểm tra, kiểm soát hải quan./.
Vân Anh(theo Seanews.com)