【ty so leeds】Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu làm chậm tiến độ lập quy hoạch
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại cuộc làm làm việc. (Ảnh - Quochoi.vn) |
Đó là yêu cầu của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tại cuộc làm việc của Đoàn Giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách,àmrõtráchnhiệmcủangườiđứngđầulàmchậmtiếnđộlậpquyhoạty so leeds pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” với Bộ Giao thông - Vận tải, sáng 1/3.
Đây là chuyên đề giám sát tối cao đầu tiên trong nhiệm kỳ mới của Quốc hội. Bộ Giao thông - Vận tải cũng là đơn vị đầu tiên làm việc với Đoàn giám sát trong số 6 bộ, ngành, các cuộc làm việc đều diễn ra trong tuần này, tại Nhà Quốc hội.
Phục vụ buổi làm việc này, ngày 28/2, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã ký báo cáo bổ sung về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch.
Tại đây, Bộ đã trả lời yêu cầu làm rõ kế hoạch và khả năng thực hiện 9.000 km đường cao tốc, đồng thời làm rõ tính đồng bộ, kết nối của 5 phương thức vận tải trong quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, ngày 1/9/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg, theo đó đến năm 2050 cả nước có khoảng 9.000 km đường cao tốc và đến năm 2030 có khoảng 5.000 km đường cao tốc phù hợp với Chiến lược phát triển triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030.
Để thực hiện được mục tiêu trên, đặc biệt trong kỳ quy hoạch (giai đoạn 2021 - 2030), kế hoạch được chia theo kế hoạch đầu tư công trung hạn các giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
Cụ thể, hiện nay đã đưa vào khai thác khoảng 1.239 km đường cao tốc, đang thi công xây dựng khoảng 840 km. Đến năm 2025, phấn đấu cả nước có khoảng 3.000 km đường cao tốc, các dự án đang được chuẩn bị đầu tư khoảng hơn 1.000 km dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025. Các dự án này đều đã được phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và dự kiến thuộc Danh mục Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành thêm 2.000 km để cả nước có khoảng 5.000 km đường cao tốc, bao gồm 755 km những tuyến đã được triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 2021 - 2025, chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2025 và các tuyến cao tốc được hoạch định tiến trình đầu tư trước 2030 sẽ được xem xét, đưa vào kế hoạch đầu tư bảo đảm mục tiêu đã đặt ra trong Chiến lược phát triển triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
Đối với việc kết nối 5 phương thức vận tải, báo cáo nêu rõ, do đây là lần đầu tiên Bộ triển khai đồng thời quy hoạch 5 lĩnh vực giao thông cũng là điều kiện tiên quyết, thuận lợi để hoạch định quy hoạch ngành giao thông vận tải. Trong đó có xem xét kết nối hiệu quả giữa các phương thức, phát huy được các ưu thế của các phương thức vận tải, điều này đã được cụ thể hóa tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 205. Tại đây đã quy định địa phương hoạch định các tuyến nối để phát huy hiệu quả đầu mối giao thông quốc gia (cửa khẩu, cảng biển, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cảng hàng không...).
Ngoài ra, kế hoạch đầu tư công trung hạn đã xem xét danh mục dự án của 5 lĩnh vực được bố trí vốn trên cơ sơ quy hoạch được duyệt bảo đảm kết nối hiệu quả giữa các phương thức, phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình đang khai thác, phù hợp nhu cầu vận tải và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng miền có liên quan.
Báo cáo trực tiếp với Đoàn giám sát, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, triển khai Luật Quy hoạch, Bộ Giao thông - Vận tải đã triển khai quyết liệt 5 quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực giao thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thuộc hệ thống quy hoạch cấp quốc gia.
Đến nay, 4/5 quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch ngành quốc gia đầu tiên được phê duyệt theo Luật Quy hoạch. 1/5 quy hoạch đã được Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ bản đáp ứng tiến độ theo yêu cầu.
5 quy hoạch ngành quốc gia của ngành giao thông vận tải gồm: Quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch mạng lưới đường sắt, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Tất cả các quy hoạch này đều có thời kỳ quy hoạch 2021-2030.
Tuy nhiên, theo Đoàn giám sát, tất cả các quy hoạch đều được phê duyệt chậm hơn thời hạn ngày 31/12/2020 theo yêu cầu tại Nghị quyết 11/NQ-CP.
Chủ trì cuộc làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng đoàn giám sát đánh giá, đây là kết quả khá tốt, nhưng vẫn chậm so với yêu cầu đề ra.
Để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải báo cáo cụ thể, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân người đứng đầu làm chậm tiến độ lập quy hoạch, lãng phí nguồn lực, chất lượng quy hoạch chưa cao; đánh giá tác động tiêu cực phát triển kinh tế- xã hội và hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Ngoài ra, Phó chủ tịch Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh cần đánh giá được việc sử dụng nguồn lực cho công tác quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030; lựa chọn tư vấn lập quy hoạch, chất lượng công tác tư vấn quy hoạch, tính liên kết, ổn định, kế thừa của hệ thống giữa các quy hoạch; tác động đối với công tác quản lý nhà nước, đầu tư kinh doanh của doanh nghiệpvà người dân; việc xây dựng, vận hành khai thác hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu quy hoạch Quốc gia, nhằm xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng "phê bình" Bộ Giao thông - Vận tải gửi báo cáo còn chưa đúng thời hạn, chưa đúng thể thức, cần rút kinh nghiệm.