Theđịnhrõthờigiankiểmtrachuyênngànhđốivớiphụ90phut tv trực tiếp bóng đá - link xem trực tuyến hôm nayo VASEP, đầu năm 2014, các DN hội viên phản ánh gặp nhiều khó khăn, vướng mắc thủ tục công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng, ATTP đối với hàng nhập khẩu (cụ thể là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm...) thuộc thẩm quyền quản lý của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Cục ATVSTP) – Bộ Y tế do mất quá nhiều thời gian chờ đợi thủ tục, chờ kiểm tra viên xuống lấy mẫu kiểm, làm phát sinh chi phí lưu kho bãi của DN và ảnh hưởng tới tiến độ ký hợp đồng và thời gian XK hàng của DN.
Trước thực tế trên, VASEP đã có văn bản gửi Bộ Y tế đề xuất tháo gỡ khó khăn, rút ngắn thời gian kiểm tra chuyên ngành đối với phụ gia thực phẩm nhập khẩu phục vụ cho sản xuất.
Trong đó, VASEP kiến nghị Bộ Y tế, Cục ATVSTP quy định rõ về thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin phép nhập khẩu đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo hướng phù hợp và hỗ trợ tối đa cho DN, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục đối với hàng mẫu để sản xuất thử trong thông lệ SXXK quốc tế hiện nay.
Đầu năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19, trong đó giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2012/TT-BYT về thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong trường hợp sản phẩm chỉ thay đổi về kích cỡ vật liệu bao gói và Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT (QĐ23) theo hướng quy định rõ thời gian lấy mẫu, trả kết quả trong kiểm tra chất lượng phụ gia thực phẩm nhập khẩu cho sản xuất.
Theo tinh thần của Nghị quyết 19, Bộ Y tế đã tiến hành sửa QĐ23, Điều 11 của Dự thảo quyết định thay thế QĐ23 đã quy định rõ trình tự và thủ tục kiểm tra về ATTP đối với thực phẩm NK, XK.
Theo dự thảo, đối với mặt hàng/lô hàng thuộc diện kiểm tra theo phương thức thông thường và phương thức kiểm tra chặt, Cục ATVSTP hoặc Chi cục ATVSTP tỉnh/thành phố được chỉ định tiến hành phân công đến một trong các tổ chức kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra nhà nước.
Theo đó, tổng thời gian hoàn thành việc “kiểm tra thông thường” là 11 ngày, bao gồm: 1 ngày đăng ký, 6 ngày lấy mẫu kiểm tra, 2 ngày cấp “Thông báo kết quả xác nhận lô hàng đạt/không đạt yêu cầu NK, 2 ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ nhật). Tổng thời gian hoàn thành “Kiểm tra chặt” là 13 ngày, gồm 1 ngày đăng ký, 8 ngày lấy mẫu kiểm tra, 2 ngày cấp “Thông báo kết quả xác nhận lô hàng đạt/không đạt yêu cầu NK, 2 ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ nhật).
Theo nhận định của VASEP, chỉ tiêu Nghị quyết 19 đã đề ra, năm 2015, Việt Nam tiếp tục giảm mạnh thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngang bằng với các nước ASEAN-6, bảo đảm Hải quan Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn hải quan hiện đại; thời gian hàng hóa xuất nhập khẩu giao lưu qua biên giới đạt mức tối đa 13 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 14 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu.
Như vậy, tổng thời gian quy định trong trình tự, thủ tục của dự thảo quyết định thay thế Quyết định 23 của Bộ Y tế đã chiếm hết thời gian mà Nghị quyết 19 quy định cho cả quá trình thông quan hàng hóa. Đây là trường hợp tính toán trong điều kiện mọi thủ tục thông qua cơ chế một cửa quốc gia, hồ sơ thủ tục không phải chờ đợi và thông suốt từ trước khi hàng hóa về tới cửa khẩu và nhận thông báo kết quả.
Hiện nay, để nâng cao giá trị XK, các DN thủy sản đang cố gắng nâng cao lượng hàng XK có GTGT cao. Tuy nhiên, theo yêu cầu của khách hàng, nhiều nguyên liệu để SX hàng XK có GTGT cao phải NK từ nước ngoài như: các loại phụ gia thực phẩm, vitamin, bột nước sốt… để phối trộn, tẩm hàng. Tuy nhiên, việc NK các loại sản phẩm trên gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục kiểm tra chất lượng và ATTP thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế lại mất quá nhiều thời gian chờ đợi các thủ tục.
Trong khi đó, theo VASEP, mỗi lô hàng nguyên phụ liệu thủy sản NK lại thuộc thẩm quyền của 3 Bộ khác nhau: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, với ba cách kiểm tra chuyên ngành lại khác nhau. Do đó, để cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính như tinh thần Nghị quyết 19, các DN XK thủy sản rất mong Bộ Y tế sửa đổi Quyết định 23/2007/QĐ-BYT theo hướng giảm thiểu tối đa các thủ tục không cần thiết, giảm thời gian chờ đợi chính là nâng cao cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản.