【bxh finland veikkausliiga】Người đứng đầu chịu liên đới khi để xảy ra vi phạm về tài sản công

nguoi dung dau chiu lien doi khi de xay ra vi pham ve tai san cong

Ông Trần Đức Thắng giải đáp các câu hỏi của phóng viên.

Báo Đầu tư: Tại Chương III của dự thảo Luật có đưa ra quy định việc xử lý TSC khi chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong thời gian tới. Xin hỏi việc xử lý này được thực hiện như thế nào theo dự thảo Luật mới?ườiđứngđầuchịuliênđớikhiđểxảyraviphạmvềtàisảncôbxh finland veikkausliiga Dự thảo Luật chỉ cho phép các đơn vị khai thác, kinh doanh hoặc kinh doanh liên kết các TSC đúng công năng, mục đích sử dụng. Liệu việc này có thể làm được không?

Ông Trần Đức Thắng:Quy định là khi nào đơn vị sự nghiệp chuyển thành DN, khi nào DN chuyển thành CTCP thì ở quy trình khác. Còn Luật này bàn chuyện TS khi chuyển đổi.

Việc xác định giá trị TS theo cơ chế thị trường. Ví dụ 1 TS sau 1 thời gian sử dụng, giá trị trên sổ sách chỉ còn 1 tỷ nhưng khi chuyển đổi thì phải xác định TS đó theo giá thị trường, lúc đó có thể 2,3,4 thậm chí 10 tỷ để tránh thất thoát.

Về việc cho phép các đơn vị khai thác, kinh doanh hoặc kinh doanh liên kết các TSC thì dự thảo đưa ra 2 hình thức. Nếu liên doanh liên kết mà hình thành pháp nhân mới thì các quy định của việc sử dụng các tài sản này phải thực hiện theo pháp luật về doanh nghiệp và tài sản này không còn được coi là TSC nữa.

Nếu tài sản chỉ được đưa ra để khai thác, cho thuê, sử dụng trong một thời gian thì vẫn được tính là TSC và thực hiện quản lý theo dự thảo Luật này.

Dĩ nhiên, TSC phải được sử dụng đúng công năng, đúng mục đích sử dụng. Việc đưa ra quy định cho khai thác, kinh doanh, kinh doanh liên kết nhằm “mở đường” cho các đơn vị kêu gọi các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội sử dụng cho hết công năng để phần nào thu lại lợi ích cho Nhà nước.

Báo Hải quan: Việc xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng TSC được quy định trong dự thảo Luật này có điểm gì khác so với Luật hiện hành?

ÔngTrần Đức Thắng:Qua rà soát việc triển khai và thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008, Bộ Tài chính nhận thấy có nhiều nơi, nhiều đơn vị triển khai chưa nghiêm túc các quy định của pháp luật. Một trong những nguyên nhân là quy định về xử lý vi phạm còn thiếu và chưa đủ nghiêm.

Để khắc phục, tại dự thảo Luật lần này, chúng tôi có đưa vào quy định chặt chẽ hơn trong việc xử lý các vi phạm liên quan đến quản lý, sử dụng TSC.

Cụ thể: Người nào có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng TSC gây thiệt hại cho Nhà nước thì trước hết phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế đã gây ra. Sau đó, tùy theo mức độ vi phạm mà người có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hay xử lý hình sự.

Ngoài ra, điểm đặc biệt của dự thảo mới là không chỉ cá nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm mà những người đứng đầu đơn vị cũng sẽ bị trách nhiệm liên đới khi để xảy ra vi phạm trong đơn vị mình.

Chúng tôi đang tiếp tục lắng nghe để có thể bổ sung những quy định đầy đủ hơn trong dự thảo Luật, đồng thời nghiên cứu để có những quy định cụ thể hơn trong các văn bản hướng dẫn Luật sau này.

Báo Hà Nội mới: Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cách đây không lâu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng có nêu rằng, các biển số xe đẹp hay số điện thoại đẹp cũng có thể được coi là tài sản và đưa ra khai thác thu lợi ích. Ông có nhận định như thế nào về chủ trương này?

Ông Trần Đức Thắng:Cá nhân tôi cho rằng đây là quyền tài sản.

Dự thảo Luật TSC có chia TSC thành 5 nhóm. Sau đó, chúng tôi mới cụ thể hóa trong các nhóm đó gồm những tài sản gì và hoạch định cơ chế quản lý số tài sản đó.

Theo tham khảo kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới, có nơi cũng mang biển số xe đẹp ra bán đấu giá. Một số cá nhân vì nhu cầu riêng muốn có biển số đó thì phải trả một khoản tiền. Tuy nhiên, khoản tiền này không được nộp vào ngân sách Nhà nước mà đưa vào triển khai các hoạt động từ thiện hoặc công tác xã hội.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có quy định về nội dung này. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để sau khi Luật mới được ban hành sẽ có cơ chế thực hiện việc này. Nhưng quan điểm cá nhân tôi, số tiền thu được từ phần này cũng nên dùng vào công tác xã hội thay vì đưa vào ngân sách Nhà nước.

Thời báo Tài chính Việt Nam: Xin ông cho biết những điểm mới trong khai thác nguồn lực TSC theo dự thảo Luật mới?

Ông Trần Đức Thắng:Dự thảo Luật lần này có đưa ra những quy định mang tính đột phá khác với các quy định trước đây với mục tiêu không chỉ quản lý chặt chẽ, hiệu quả nữa mà hướng tới khai thác nguồn lực từ các TSC.

Trong dự thảo Luật, chúng tôi đưa khá nhiều nội dung và được nằm rải rác ở các chương, mục khác nhau. Ví dụ như: Phần phạm vi khai thác là tất cả các loại TSC; nguyên tắc khai thác là hợp lý, theo cơ chế thị trường; hình thức khai thác là giao quyền sử dụng tái sản, cấp quyền khai thác, chuyển nhượng quyền khai thác, mang đi góp vốn liên doanh liên kết,…

Ngoài ra, dự thảo cũng có quy định về các công cụ tổng hợp phân tích, đánh giá việc khai thác TSC thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia để cơ quan quản lý có thể nắm bắt được hiện trạng và tình trạng khai thác các tài sản đó ra sao.

Hiện nay, hàng năm, số thu từ TSC ước tính khoảng gần 100.000 tỷ đồng theo phạm vi TSC như Luật Tài sản Nhà nước năm 2008.

Nếu dự thảo Luật mới được thông qua và triển khai nghiêm túc, đồng bộ thì hiệu quả đem lại sẽ tốt hơn rất nhiều.

Báo Pháp luật Việt Nam: Theo cập nhật mới nhất thì tổng giá trị tài sản Nhà nước hiện nay là bao nhiêu? Xin ông chia sẻ.

Ông Trần Đức Thắng:Theo cập nhật mới nhất thì 4 nhóm tài sản Nhà nước hiện nay có tổng trị giá khoảng 1.040.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 50 tỷ USD; chưa bao gồm tài sản hạ tầng (39.962 tuyến đường với tổng nguyên giá 1.831.000 tỷ đồng), công trình cấp nước sạch (hơn 10.000 công trình với giá trị trên 20 nghìn tỷ đồng).

Các tài sản vẫn đang trong quá trình tiếp tục đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia. Xin nói thêm là việc triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước đang được triển khai tốt. Hiện nay, chúng tôi có thể sử dụng Cơ sở này để quản lý những biến động, hiện trạng,…về các loại tài sản ở các cấp.

Để việc triển khai này được đầy đủ và tốt hơn thì dự thảo Luật mới phải được ban hành để cụ thể hóa quy định tích hợp chung các hệ thống ở các đơn vị, các cấp lại với nhau.