【trận hertha berlin】Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Tài chính: Một thời gian khó nhưng rất đỗi tự hào

TS. Vũ Nhữ Thăng

TS. Vũ Nhữ Thăng,ỷniệmnămthànhlậpngànhTàichínhMộtthờigiankhónhưngrấtđỗitựhàtrận hertha berlin Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách Tài chính, Bộ Tài chính phát biểu tại hội thảo

Mỗi ký ức, mỗi kỷ vật đều đáng quý

Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số các đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính gồm: Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính; Vụ Tổ chức Cán bộ; Sở Tài chính Nghệ An và Hà Tĩnh, cùng sự tham dự của đông đảo các bác nguyên là cán bộ, công nhân đã từng công tác và làm việc tại Sở Ấn loát Tài chính Trung bộ.

TS. Vũ Nhữ Thăng- Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính chia sẻ: Trong lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Tài chính Cách mạng Việt Nam vinh dự và tự hào nhận được sự cống hiến công sức, tâm huyết của rất nhiều vị tiền bối lão thành cách mạng và của lớp lớp cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính, xứng đáng với 8 chữ vàng Bác Hồ trao tặng “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư”.

“Những ký ức, hồi ức của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ Tài chính, cán bộ lão thành của ngành qua các thời kỳ về quá trình hình thành và phát triển, những khó khăn, thuận lợi của ngành Tài chính trong từng thời kỳ; những dấu ấn, kỷ niệm sâu sắc nhất trong quá trình công tác... sẽ được phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh, ghi âm để làm phim tư liệu lịch sử chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Tài chính Cách mạng Việt Nam”, TS. Vũ Nhữ Thăng nhấn mạnh

Phim tư liệu lịch sử 70 năm ngành Tài chính Cách mạng Việt Nam là công trình khoa học có tính hệ thống hóa các giai đoạn phát triển theo trình tự thời gian, có tính chất tường thuật bằng hình ảnh, tư liệu góp phần giới thiệu và tái hiện lại lịch sử hào hùng, truyền thống vẻ vang của ngành Tài chính.

Hơn thế nữa, phim tư liệu lịch sử không chỉ làm phong phú thêm kho tư liệu lịch sử của ngành mà còn góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ của ngành Tài chính, như một lời cảm tạ và tri ân sâu sắc đến các vị tiền bối, lão thành cách mạng và toàn thể cán bộ công chức, viên chức ngành Tài chính trong lịch sử 70 năm trưởng thành và phát triển.

Hiện nay, kho tư liệu lịch sử của ngành vẫn đang nằm rải rác ở nhiều nơi, việc sưu tầm, cập nhật, bổ sung, tổng hợp, hiệu đính và công bố một cách hệ thống là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.

Ăn, ngủ bên bạc mà không màng một cắc

Trong không khí đầm ấm của cuộc hội thảo, những kỷ niệm, những ký ức về một thời kỳ gian khó nhưng rất đỗi tự hào của ngành Tài chính, thông qua chuyện kể của các cụ nguyên là cán bộ, công nhân Sở Ấn loát Trung bộ ngày xưa. Các cụ về gặp mặt hôm nay, ai cũng qua cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng vẫn rạo rực khí thế như thời trai trẻ.

Sở ấn loát trung bộ
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Ngày ấy, trong bối cảnh cách mạng vừa mới thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa được thành lập, thực dân Pháp lăm le xâm chiếm nước ta một lần nữa. Đảng, Chính phủ đứng trước vấn đề cấp bách: Làm thế nào để có tiền trả lương cho công nhân viên chức bộ máy cũ, vừa có tiền nuôi dưỡng đội ngũ cán bộ mới, kể cả lực lượng vũ trang non trẻ? Vì vậy, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã quyết định cho phát hành tờ bạc tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sở Ấn loát Tài chính Trung bộ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt đó và là cơ quan đặc biệt chuyên lo sản xuất bạc tài chính Cụ Hồ phục vụ cách mạng.

Nhiều cụ vui mừng, mắt rơm rớm cảm động kể: Ngày ấy, in được tiền đã khó, vận chuyển tiền cũng lại càng khó khăn bởi phương tiện và máy móc đơn sơ, các cụ chủ yếu làm thủ công, sức người là chính.

“Điều đáng ghi nhận nhất của cán bộ công nhân viên của Sở ấn loát Tài chính Trung bộ là: Ăn khổ, ở khổ, tấm lòng vẫn trong sáng. Ăn bên bạc, ngủ bên bạc mà không có ai tham nhũng, tham ô, trộm cắp, luôn trung thành, tận tâm phục vụ Đảng và Nhà nước, không ngại khó khăn, gian khổ, mọi nhiệm vụ đều hoàn thành êm đẹp”- cụ Đặng Ngọc Tiết, 93 tuổi đến từ Nghệ An xúc động nói.

“Năm 1952, Sở Ấn loát Tài chính Trung bộ hoàn thành sứ mệnh lịch sử và giải thể. Toàn bộ máy móc thiết bị được chuyển cho các cơ sở in của Liên khu 4 và các tỉnh. Cán bộ, công nhân của sở sau đó được thuyên chuyển về các cơ quan, đơn vị mới. Một số được tăng cường cho quân đội, một số về công tác tại địa phương. Hơn 300 con người đã lưu luyến chia tay nhau đi khắp mọi miền đất nước, tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân”- cụ Bạch Đình Cơ, Trưởng Ban Liên lạc Sở Ấn loát Tài chính Trung bộ tâm sự...

Qua câu chuyện, tâm sự của các cụ, có thể cảm nhận rõ được ý chí, tâm huyết, sự kiên trung và tinh thần đạo đức cách mạng, không màng tư lợi của những người cán bộ tài chính một thời. Tuy đây là một thời kỳ lịch sử tuy ngắn ngủi nhưng rất đáng tự hào trong truyền thống ngành Tài chính Việt Nam./.

Sâm Linh