Oxford Economics và ICAEW dự báo,ĐôngNamÁsẽlàkhuvựctăngtrưởngnhanhnhấttrêntoàncầuvàonăquả cúp c2 nền kinh tếViệt Nam sẽ có mức tăng trưởng cao năm 2022 |
Theo Báo cáo Dự báo Kinh tế Toàn cầu mới nhất của ICAEW và Oxford Economics, Đông Nam Á sẽ là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2022 ở mức 6,1%, nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và kiểm soát thành công ca bệnh cho đến nay. Trong đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ ở mức trên 6% trong năm 2022.
Dự báo trên được Sian Fenner, Chuyên gia kinh tế hàng đầu châu Á tại Oxford Economics trình bày tại Diễn đàn Kinh tế toàn cầu do Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) vừa tổ chức trực tuyến. Tại diễn đàn, các nhà lãnh đạo và chuyên gia trong ngành đến từ Ngân hàngThế giới, Indonesia,… đã thảo luận về triển vọng kinh tế Đông Nam Á, với trọng tâm về các hiệp định thương mại khu vực và tác động của các hiệp định này đến chuỗi cung ứng và quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo ở mức trên 6% năm 2022
Theo Dự báo của Oxford Economics và ICAEW, triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á trong năm 2022 sẽ lạc quan hơn nhờ việc nới lỏng các hạn chế, đặc biệt trong việc đi lại của người dân khi tốc độ tiêm chủng được đẩy nhanh trên toàn khu vực. Việc dỡ bỏ các hạn chế và mở cửa các hoạt động du lịch trong nước cũng sẽ thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ trong chi tiêu hộ gia đình và dịch vụ vào năm tới.
Nhìn chung, tăng trưởng GDP của Đông Nam Á dự báo sẽ ở mức 6,1%. Việt Nam, Malaysia và Philippines dự đoán sẽ có mức tăng trưởng cao vào năm 2022, hơn 6%, gấp đôi tốc độ đạt được trong năm 2021. GDP của Indonesia dự kiến sẽ tăng từ 1,4% lên 6,0%, là mức tăng trưởng tốt sau hai năm liên tục giảm thấp. Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giảm thấp hơn ở mức 3,8%.
Tuy có thể nhận thấy khả năng phục hồi trong lĩnh vực du lịch, nhưng với tâm lý không chắc chắn về các biến thể mới và chi phí gia tăng liên quan đến xét nghiệm Covid-19 sẽ khiến người dân do dự đi du lịch. Bám sát chính sách “Zero-Covid”, quyết định của Trung Quốc trong việc hạn chế nhập cảnh cũng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch trong khu vực.
Bên cạnh đó, biến thể Omicron đang là một yếu tố không thể đoán trước, vì có rất ít thông tin về hiệu quả của các loại vắc-xin hiện tại với biến chủng mới này và những tác động có thể gây ra đến sức khỏe người dân. Theo dự báo của ICAEW và Oxford Economics, tác động của biến thể này dự kiến có thể nghiêm trọng nhưng sẽ được kiểm soát đến quý I/2022. Trong trường hợp xấu nhất khi các nền kinh tế quay trở lại tình trạng bế tắc, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ mức dự báo hiện tại là 4,5% xuống 2,3%. Điều này sẽ dẫn đến xuất khẩu ở các nền kinh tế Đông Nam Á sụt giảm hơn nữa do nhu cầu toàn cầu giảm. Ở kịch bản này, tăng trưởng khu vực Đông Nam Á dự báo sẽ giảm từ 6,1% xuống 4,3%.
Bà Elaine Hong, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc cho biết: “Biến thể Omicron có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phục hồi và tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Nam Á, đặc biệt nếu biến chủng mới này có thể phá vỡ hàng phòng thủ được xây dựng nhờ tiến triển tiêm chủng hiện tại. Tại thời điểm bước ngoặt này, điều cần thiết là các chính phủ, doanh nghiệpvà người dân trong khu vực phải thể hiện tinh thần đoàn kết và cùng tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng, đồng thời liên tục cập nhật báo cáo các ca nhiễm Covid-19. Từ những nỗ lực nhỏ sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc cho phép chúng ta sống trong thời kỳ “bình thường mới” và giúp xây dựng trở lại một khu vực gồm các nền kinh tế mạnh hơn và bền vững hơn”.
Dự báo sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2022
Việc nới lỏng các hạn chế kể từ tháng 8 và các hoạt động thương mại thế giới bắt đầu sôi động trở lại đã góp phần vào sự tăng trưởng của Chỉ số Quản lý thu mua (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của Đông Nam Á. Các tuyến vận chuyển chính giữa châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ đã phục hồi trở lại, tăng 6% trong 9 tháng đầu năm 2021.
Tuy nhiên, nhu cầu toàn cầu đã vượt xa nguồn cung dẫn đến sự chậm trễ trong vận chuyển và các nền kinh tế sẽ phải tìm cách xây dựng khả năng chống chịu với sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giải quyết lạm phát.
Ngoài ra, công suất tại các cảng sẽ tiếp tục eo hẹp do các nhà sản xuất châu Á xử lý lượng đơn hàng tồn đọng và cố gắng đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Mặc dù điều tồi tệ nhất có thể đã qua, nhưng việc nối lại chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động thông suốt sẽ không thể thực hiện được trước nửa cuối năm 2022.
Lạm phát ở Đông Nam Á dự báo khoảng 2,8% năm 2022
Lạm phát đang gia tăng đối với nhiều nền kinh tế châu Á, do giá hàng hóa tăng và các yếu tố thời tiết khắc nghiệt tác động tiêu cực đến an ninh lương thực. Chỉ số lạm phát dự báo tăng ở mức trung bình khoảng 2,8% trong toàn khu vực vào năm 2022.
Tại Thái Lan, chính phủ nước này đưa ra các biện pháp hỗ trợ như trợ cấp điện để giảm bớt áp lực.
Trong khi đó, chính phủ Singapore đã từng bước thực hiện chính sách bình thường hóa, bắt đầu bằng việc chuyển sang tăng dần tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương.
Khi áp lực lạm phát làm cho nhu cầu trong nước suy yếu sẽ tiếp tục đè nặng lên các nền kinh tế, các ngân hàng trung ương sẽ cần duy trì các thiết lập điều chỉnh cho năm tới.