World Cup

【số liệu thống kê về sydney fc gặp melbourne victory】Làm gì để hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C1   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Đầu tư vào bất động sản có thể sẽ chậm lại trong nửa đầu 2020 vì dịch Covid-19Tạm dừng nhập cảnh với số liệu thống kê về sydney fc gặp melbourne victory

lam gi de hut nguoi nuoc ngoai dau tu vao bat dong san du lichĐầu tư vào bất động sản có thể sẽ chậm lại trong nửa đầu 2020 vì dịch Covid-19
lam gi de hut nguoi nuoc ngoai dau tu vao bat dong san du lichTạm dừng nhập cảnh với người nước ngoài vào Việt Nam từ ngày 22/3
lam gi de hut nguoi nuoc ngoai dau tu vao bat dong san du lich

Bất động sản 2020: Sản phẩm nào lên ngôi?

lam gi de hut nguoi nuoc ngoai dau tu vao bat dong san du lich
Chưa có quy định pháp luật nào cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS du lịch. Ảnh: Internet.

Mặc dù có nhiều lợi thế phát triển BĐS du lịch, song Việt Nam chưa phát huy được lợi thế trong hút đầu tư của người nước ngoài vào phân khúc này. Mới đây, ông Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam đã kiến nghị nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm hút người nước ngoài đầu tư vào BĐS du lịch.

Theo ông Đoàn Văn Bình, dù đã quy định người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam nhưng nhìn chung việc người nước ngoài sở hữu nhà còn nhiều khó khăn do các quy định của pháp luật hiện hành còn chồng chéo, thiếu đồng bộ.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, từ khi Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực đến cuối năm 2019, mới có gần 800 tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam tập trung tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Đối với các loại hình BĐS khác ngoài nhà ở như BĐS du lịch, chưa có quy định pháp luật nào cho phép người nước ngoài sở hữu. Thực tế, các giao dịch trong lĩnh vực BĐS du lịch đang được thị trường vận dụng theo như giao dịch về nhà ở.

Việc thu hút nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào BĐS du lịch Việt Nam được đánh giá là sẽ mang lại những lợi ích thiết thực như: góp phần làm thị trường BĐS du lịch tăng trưởng và thanh khoản tốt hơn, giúp tăng lượng khách du lịch đến Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch và nền kinh tế; thúc đẩy sự đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của các nước, đại điện Hiệp hội BĐS Việt Nam đề xuất 6 giải pháp liên quan tới cơ chế, chính sách nhằm thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Một là, xây dựng chính sách “Việt Nam - Ngôi nhà thứ hai” (Vietnam My Second Home), cấp visa định cư có thời hạn bằng thời hạn sở hữu BĐS cho người nước ngoài mua BĐS tại Việt Nam.

Hai là,cần quy định thông thoáng hơn về điều kiện sở hữu BĐS của người nước ngoài. Theo khoản 2 Điều 14 Luật Kinh doanh BĐS về “Đối tượng được mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua BĐS của DN kinh doanh BĐS” thì người nước ngoài chỉ được mua nhà ở, chưa được mua các loại hình BĐS khác như BĐS du lịch trong khi nhu cầu thực tế của người nước ngoài đối với loại hình sản phẩm này là rất lớn.

“Việc cho người nước ngoài mua công trình xây dựng không phải là nhà ở như BĐS du lịch sẽ góp phần thu hút nguồn vốn lớn đầu tư vào phân khúc BĐS này mà vẫn có thể quản lý bằng các quy định về điều kiện, thủ tục mua BĐS của người nước ngoài, tương tự như quy định đối với nhà ở”, ông Bình nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cần sửa đổi quy định về quyền mua BĐS của người nước ngoài, nên theo kinh nghiệm của các nước quy định loại trừ những loại BĐS mà người nước ngoài được sở hữu bao gồm các nhóm sản phẩm có ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, an sinh xã hội.

“Điều này vừa thể hiện chính sách thông thoáng, thu hút đối với người nước ngoài vừa thuận tiện cho quá trình tìm hiểu thông tin của nhà đầu tư”, ông Đoàn Văn Bình nói.

Ba là, sửa đổi đồng bộ quy định của Luật Đất đai với quy định về sở hữu bất động sản của người nước ngoài. Hiện nay thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở cho cá nhân nước ngoài đang gặp khó khăn do có sự bất cập, thiếu đồng bộ giữa Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS 2014, cần được sửa đổi trong thời gian sắp tới.

Ba giải pháp tiếp theo được đại diện Hiệp hội BĐS đề cập tới là: có chính sách miễn visa cho khách du lịch; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật; Có chính sách quảng bá về đất nước, con người, du lịch và thị trường BĐS trong đó có BĐS du lịch Việt Nam.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap