【trận freiburg】Đảm bảo an toàn thông tin cho chuyển đổi số
Chủ động trước thách thức
Trong bối cảnh triển khai chuyển đổi số,n thtrận freiburg xây dựng thành phố thông minh, vấn đề an toàn, an ninh mạng trở nên ngày càng phức tạp; nguy cơ, rủi ro tăng cao do xu thế kết nối số và sự phổ cập của thiết bị công nghệ số. Do vậy, công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng, chủ động ứng phó với các cuộc tấn công mạng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Thành phố Đồng Xoài đang triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, quản trị nội bộ cũng như tạo sự tương tác với người dân thông qua các nền tảng số
Xác định công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực vượt trước, đón đầu, thành phố Đồng Xoài đang tập trung các nguồn lực để hoàn thành việc số hóa trên các lĩnh vực, đưa thành phố trở thành đô thị thông minh toàn diện. Mọi giao dịch giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp đều thực hiện trên môi trường điện tử. Ngoài vận hành hiệu quả Trung tâm Giám sát, điều hành thành phố thông minh IOC, Đồng Xoài đang triển khai nhiều ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, quản trị nội bộ cũng như tạo sự tương tác với người dân thông qua các nền tảng số. Vì vậy, song song với đầu tư hạ tầng CNTT, thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn an ninh mạng, coi đây là nhóm giải pháp trọng tâm thúc đẩy mục tiêu phát triển tổng thể của thành phố.
Anh Trần Ngọc Tuấn, chuyên viên CNTT Văn phòng HĐND-UBND thành phố Đồng Xoài chia sẻ: “Thành phố Đồng Xoài có 230 máy chủ được cài đặt phần mềm diệt vi rút CyRadar; triển khai các giải pháp phần cứng, phần mềm nhiều lớp trên hệ thống máy tính. Chuyên viên CNTT của thành phố cũng thường xuyên theo dõi, giám sát, sẵn sàng ứng phó khi hệ thống bảo vệ xuất hiện cảnh báo. Đây là điều kiện tiên quyết để có môi trường số an toàn, không bị mất mát, rò rỉ dữ liệu”.
Khi xảy ra sự cố mất an toàn thông tin nếu không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách có thể để lại những hậu quả to lớn, không chỉ là rò rỉ dữ liệu, thiệt hại tài chính. Vì vậy, mỗi đơn vị cần dành sự quan tâm tương xứng cho an toàn thông tin, tránh lơ là, mất cảnh giác. Ngoài trang bị những giải pháp bảo vệ thì mỗi cơ quan, đơn vị cần bố trí một nhân sự chuyên trách về an toàn thông tin, đội ngũ này sẽ liên tục giám sát, đối phó với các tình huống thực tế tại cơ quan, đơn vị mình. |
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông |
Bắt tay chuyển đổi số toàn diện, hiện 100% cán bộ, công chức trong các cơ quan của tỉnh được trang bị máy tính phục vụ công tác. 100% cơ quan, đơn vị có kết nối internet tốc độ cao, được trang bị mạng nội bộ. Tỉnh đã cấp 6.170 hộp thư điện tử công vụ; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong xử lý công việc đạt 95%. Từ cấp tỉnh đến cấp xã đã triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng cho 145 cơ quan hành chính và 310 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh đã triển khai trục tích hợp dữ liệu liên thông hệ thống văn bản LGSP và hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung...
Khi mọi hoạt động của chính quyền đều diễn ra trên môi trường điện tử thì hành trình chuyển đổi số của tỉnh chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức về an toàn an ninh thông tin như: Thư điện tử giả mạo, file đính kèm hay liên kết ẩn chứa mã độc, tội phạm công nghệ cao, tấn công mạng... Chính vì vậy, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng là một trong những yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công.
Xây dựng “tường lửa” bảo vệ vững chắc
Bên cạnh trang bị các giải pháp phần cứng, phần mềm bảo vệ nhiều lớp, tỉnh còn xây dựng và kiện toàn lực lượng an toàn thông tin tại chỗ, thành lập “Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng” để tăng cường hỗ trợ các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan trong công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng, tổ chức ứng cứu các sự cố khi có tình huống mất an toàn thông tin xảy ra.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Về công nghệ, chúng tôi trang bị bảo vệ nhiều lớp, từ phần mềm bảo vệ máy tính người dùng, đến giải pháp giám sát bảo vệ lớp mạng, tường lửa bảo vệ máy chủ, bảo vệ cơ sở dữ liệu... nguồn nhân lực kết hợp giữa lực lượng tại chỗ và doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Đồng thời, chúng tôi thường xuyên đào tạo, diễn tập để rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống.
Đến nay, tỉnh đã xây dựng “Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng” với 52 thành viên là kỹ sư CNTT tại các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, có nhiệm vụ liên kết, phối hợp với các đơn vị trong mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia thu thập thông tin, kịp thời cảnh báo sự cố và các điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, các nguồn tấn công mạng để các cơ quan, đơn vị chủ động phòng chống, giảm thiểu rủi ro, mất an toàn thông tin mạng. Đồng thời xây dựng 1 kênh trao đổi thông tin hiệu quả giữa các bộ phận, hỗ trợ nhau trong việc chia sẻ thông tin về xử lý sự cố. 100% máy chủ, 1.271 máy trạm, 37 website của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đã được cài đặt phần mềm phòng chống mã độc quản trị tập trung. Đây là nền tảng đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, kịp thời thông tin và xử lý mã độc khi phát hiện.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thông tin, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chuyên ngành trong việc duy trì các hệ thống ứng dụng dùng chung, nâng cao năng lực hệ thống giám sát có khả năng cảnh báo sớm, chính xác các nguy cơ gây mất an toàn thông tin mạng, hỗ trợ ứng cứu các sự cố mất an toàn thông tin khi có yêu cầu thì các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị cũng cần chuẩn bị các nguồn lực về kỹ thuật, con người để sẵn sàng phản ứng với các sự cố mất an toàn thông tin bất ngờ xảy ra.