88Point

Sử dụng thuốc chống đông máu không có bất kỳ lợi ích nào tro tỷ số bóng đá maroc

【tỷ số bóng đá maroc】Nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng thuốc chống đông máu điều trị COVID

Sử dụng thuốc chống đông máu không có bất kỳ lợi ích nào trong điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng

Từ lâu,ểmtiềmẩnkhisửdụngthuốcchốngđôngmáuđiềutrịtỷ số bóng đá maroc người ta đã biết đến cơ chế hình thành huyết khối là do sự phối hợp của 3 yếu tố (gọi là tam giác Virchow): Tổn thương nội mô, rối loạn quá trình đông máu, ứ trệ tuần hoàn. Không may mắn, dù chưa hiểu biết thật đầy đủ, bệnh COVID-19 lại đồng thời tác động đến cả 3 cơ chế gây huyết khối này.

Hiện đã có bằng chứng về sự xâm nhập trực tiếp vào tế bào nội mô bởi SARS-CoV-2, có khả năng dẫn đến tổn thương tế bào. Một số chuyên gia đã công nhận tổn thương nội mô, viêm vi mạch, xuất bào nội mô và/hoặc viêm nội mô đóng vai trò trung tâm trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng suy hô hấp cấp và suy tạng ở những bệnh nhân bị COVID-19 nặng. Ngoài ra, tổn thương nội mô còn có thể liên quan đến cơ chế qua trung gian bổ thể và trung gian của phản ứng viêm toàn thân cấp tính, bao gồm các cytokine IL-6 và các chất trung gian khác.

Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể bị rối loạn các yếu tố đông máu như yếu tố VIII tăng cao, tăng fibrinogen, tăng độ nhớt của máu…Cũng như các bệnh nhân nặng cần nhập viện khác, bệnh nhân COVID-19 khi nằm bất động có thể gây ra tình trạng ứ trệ tuần hoàn.

Do tác động đa cơ chế đến quá trình hình thành huyết khối, trong giai đoạn đầu của đại dịch, khi dự phòng huyết khối chưa đầy đủ, tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 gặp huyết khối rất cao (dao động trung bình khoảng 20-43% ở bệnh nhân hồi sức và có thể thấp hơn một chút ở bệnh nhân nhập viện chưa cần điều trị trong phòng hồi sức), với biểu hiện chủ yếu là thuyên tắc phổi. Vì vậy, hiện nay trong phác đồ điều trị COVID-19, cần lưu ý đến dự phòng và điều trị huyết khối cho bệnh nhân bằng các thuốc chống đông máu.

Theo kết quả từ 3 nghiên cứu quốc tế (REMAP-CAP, ATTACC và ACTIV-4), nguy cơ xuất huyết tồn tại ở những bệnh nhân bị bệnh nặng, những người phải điều trị trong chăm sóc đặc biệt vì suy phổi hoặc tim mạch. Dữ liệu được công bố bởi một nhóm nghiên cứu từ Đại học Manitoba ở Winnipeg (Canada) cũng cho thấy điều trị chống đông không dẫn đến bất kỳ lợi ích nào ở những bệnh nhân bị COVID-19 nặng.

Tuy nhiên, kết quả có vẻ khả quan hơn ở những bệnh nhân COVID-19 mức độ trung bình chưa phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt ICU. Đây là kết quả của một nghiên cứu có tên RAPID được thực hiện ở Canada và Brazil.

Nghiên cứu RAPID đã đánh giá tác động của thuốc chống đông ở những bệnh nhân đã nhập viện do COVID-19 nhưng chưa cần chăm sóc đặc biệt ICU. Tiêu chí chính của nghiên cứu là đánh giá sự cần thiết của việc phải chăm sóc tích cực hoặc tỷ lệ tử vong của bệnh nhân.

Theo đó có 16,2% bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để điều trị chống đông máu đã tử vong hoặc cần chăm sóc đặc biệt so với 21,9% trong nhóm đối chứng nhận được liều heparin thấp hơn để điều trị dự phòng huyết khối. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ chênh lệch về công dụng của thuốc khi tính cả hai tiêu chí trên là không đáng kể.

Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn bị thuyết phục về những ưu điểm của phương pháp điều trị với thuốc chống đông, thể hiện qua số lượng người tử vong thấp hơn đáng kể. Chỉ có 4 bệnh nhân (1,8%) tử vong khi điều trị kháng đông so với 18 bệnh nhân (7,6%) dùng kháng đông dự phòng.

Ngoài ra, có những ưu điểm đáng kể đối với điều trị bằng thuốc chống đông máu được thể hiện ở một số tiêu chí, ví dụ trong trường hợp tử vong hoặc thở máy xâm nhập (tỷ số chênh lệch 0,77), tử vong hoặc hỗ trợ cơ quan (tỷ số chênh 0,77), tử vong hoặc huyết khối nghiêm trọng (tỷ lệ chênh 0,64). Số ngày không thở máy (tỷ lệ chênh 1,30) và số ngày không có sự hỗ trợ của cơ quan nhân tạo (tỷ số chênh 1,31) tăng lên đáng kể nhờ điều trị kháng đông.

Sử dụng thuốc chống đông máu tiềm ẩn nhiều bất lợi. Ảnh minh họa 

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap