【kết quả vòng bảng c1】Chủ động phòng bệnh truyền nhiễm mùa tựu trường
Nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa tựu trường năm nay,ủđộngphòngbệnhtruyềnnhiễmmùatựutrườkết quả vòng bảng c1 các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã chuẩn bị các điều kiện tốt nhất bảo đảm sức khỏe cho học sinh đến trường.
Tiến hành khám bệnh cho học sinh tại trường học ở TP.Dĩ An
Trẻ em dễ mắc bệnh truyền nhiễm
Bác sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết khi học sinh bắt đầu bước vào năm học mới cũng là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút phát triển, lây lan nhanh và bùng phát thành dịch đe dọa sức khỏe của trẻ.
“Trẻ mầm non, tiểu học trong những ngày đầu nhập trường chưa kịp làm quen với môi trường mới, giờ giấc sinh hoạt, ăn uống, vui chơi bị đảo lộn. Trẻ mới học mẫu giáo quấy khóc nhiều, ăn uống kém, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị các loại vi khuẩn tấn công, nguy cơ nhiễm bệnh là rất lớn”, bác sĩ Trần Văn Chung cho biết.
Thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương đã ghi nhận các ca bệnh truyền nhiễm, như: Các bệnh viêm đường hô hấp, bạch hầu, sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19, thủy đậu, quai bị, tiêu chảy, đau mắt đỏ... Số ca mắc các dịch bệnh truyền nhiễm này đang “rục rịch” gia tăng khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Theo bác sĩ Trần Văn Chung, do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mầm non, tiểu học rất nhạy cảm với các bệnh truyền nhiễm. “Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp, nếu không điều trị hoặc điều trị không kịp thời sẽ làm gia tăng tình trạng bệnh nặng, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Hiện một số bệnh nguy hiểm đã có vắc xin phòng bệnh, phụ huynh nên cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo của ngành y tế”, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, khuyến cáo.
Chung tay phòng chống
Nhằm phòng ngừa dịch bệnh truyền nhiễm trong năm học mới, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai các giải pháp, trong đó công tác vệ sinh trường lớp đã được ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo quyết liệt, coi đó là một phần quan trọng trong các khâu chuẩn bị cho năm học mới. Nhiều trường học huy động lực lượng tham gia vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, căng tin trường học. Song song đo, qua Zalo, trên các nhóm lớp, thầy cô giáo thường xuyên vận động học sinh, phụ huynh thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh; hướng dẫn học sinh rửa tay đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Trẻ được điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế TP.Thuận An. Theo đánh giá của giới chuyên môn, thời điểm này trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tấn Anh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Tân Uyên, cho biết đến thời điểm này, ngành giáo dục và đào tạo huyện đã sẵn sàng mọi điều kiện cơ sở vật chất trường lớp chuẩn bị cho năm học mới, trong đó có nội dung phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho học sinh các cấp. Phòng Giào dục và Đào tạo huyện đã phối hợp với ngành y tế hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, nhà trẻ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Theo dõi chặt chẽ sức khỏe trẻ mẫu giáo, học sinh, phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh truyền nhiễm để thông báo cho cơ sở y tế phối hợp xử lý.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An, cho biết: “Lãnh đạo thành phố chỉ đạo phòng y tế phối hợp với trung tâm y tế, phòng giáo dục tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trong mùa tựu trường”.
Bác sĩ Lê Ngọc Long, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết:“Để chủ động công tác điều trị, Bệnh viện Đa khoa tỉnh rà soát thuốc, thiết bị, vật tư, hóa chất theo phương châm “4 tại chỗ”. Bệnh viện sẵn sàng tổ chức tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng, tử vong”. Bác sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết trung tâm phối hợp chặt chẽ với Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh chủ động đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình dịch bệnh truyền nhiễm để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch. Trung tâm cũng thúc đẩy tiêm chủng cho các đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng. Rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, chưa tiêm đủ mũi và vận động các gia đình đưa con em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch. |
KIM HÀ