【thuỵ điển vs】Nâng cao năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp
Mục đích của Kế hoạch nhằm đưa năng suất,ângcaonănglựchoạtđộngtiêuchuẩnhóavàđánhgiásựphùhợthuỵ điển vs chất lượng trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành, lĩnh vực, thông qua việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học, công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất tiên tiến, kết hợp với nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Mục tiêu chung cả Kế hoạch là nâng cao nhận thức, tăng cường kiến thức về năng suất, chất lượng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).
Cụ thể, phấn đấu góp phần đạt mục tiêu tăng năng suất lao động của tỉnh bình quân khoảng 12,5%/năm. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đến năm 2025 đạt khoảng 30-35% vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đào tạo được ít nhất 10 chuyên gia năng suất, chất lượng là cán bộ của các sở, ngành, doanh nghiệp. Trên 500 lượt người của các Sở, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về năng suất, chất lượng nhằm tạo nguồn nhân lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hình thành ít nhất 01 câu lạc bộ cải tiến năng suất, chất lượng tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh…
Để thực hiện được mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra một số giải pháp: Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng; thúc đẩy năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn, truy xuất nguồn gốc.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Lựa chọn các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng mới, tiến tiến để áp dụng cho các doanh nghiệp; tập trung vào các giải pháp dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, năng suất xanh vào doanh nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng. Phổ biến và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan.
Nâng cao năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng. Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, giải pháp khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng. Tăng cường hợp tác với các tổ chức năng suất trong và ngoài nước để tiếp thu và cập nhật các phương pháp mới, kinh nghiệm, kỹ thuật gia tăng năng suất chất lượng.