Trong năm 2018,àsoáthệthốnghoávănbảnquyphạmphápluậtcủangànhHảsoi kèo trận úc Vụ Pháp chế đã trình Tổng cục Hải quan gửi Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) công bố 26 văn bản hết hiệu lực toàn bộ và 8 văn bản hết hiệu lực một phần; trình Bộ Tài chính xin ý kiến vào Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đối với 14 văn bản còn hiệu lực nhưng không còn giá trị thực hiện trên thực tế và gửi Vụ Pháp chế Bộ Tài chính tổng hợp; đề xuất bãi bỏ 2 văn bản còn hiệu lực nhưng không còn giá trị thực tế trong lĩnh vực hải quan.
Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: H.Nụ |
Ngoài ra, trong năm 2018, đơn vị cũng đã thực hiện việc rà soát văn băn quyphạm pháp luật theo các chuyên đề như: rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực y tế, tài nguyên môi trường, lao động, thương binh xã hội; rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh liên quan đến lĩnh vực hải quan trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; rà soát văn bản theo chuyên đề tài nguyên và môi trường; rà soát văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Thủ tướng Chính phủ ban hành về lĩnh vực y tế; rà soát, đề xuất nội dung về kinh phí bảo đảm cho công tác tổ chức thi hành pháp luật; rà soát các nội dung quy hoạch trong Luật Hải quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Quy hoạch; rà soát thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về hải quan…
Vụ Pháp chế đã trình Tổng cục Hải quan ký 91 văn bản quyphạm pháp luật còn hiệu lực; 9 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực; đề xuất bãi bỏ 20 văn bản còn hiệu lực nhưng không còn giá trị thực hiện gửi Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính các Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc kỳ hệ thống hóa.
Năm 2018, đơn vị cũng đã thực hiện công tác kiểm tra văn bản hàng tháng, quý, năm, theo đó đã lập danh mục báo cáo Bộ Tài chính 10.233 văn bản. Qua kiểm tra xác suất, phát hiện 25 văn bản có nội dung, hình thức chưa phù hợp, đã báo cáo Tổng cục chỉ đạo khắc phục. Ngoài ra, đơn vị còn thực hiện tự kiểm tra một số văn bản liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, y tế, công thương do Bộ Tài chính chủ trì, soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ban hành từnăm 2016 đến năm 2018.
Đặc biệt, đơn vị đã chủ trì, phối hợp xây dựng dự thảo Nghị định quy định thủ tục hành chính thông qua cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã tổng hợp và chuẩn bị đánh giá kết quả triển khai Nghị định 127/2013/NĐ-CP và Nghị định 45/2016/NĐ-CP để đề xuất sửa đổi, bổ sung trong 2019; sơ kết đánh giá 3 năm thực hiện Luật Hải quan.
Ngoài các công tác trên, trong năm 2018, đơn vị còntổ chức thực hiện thành côngTọa đàm “Hải quan – DN kết nối, chia sẻ, đồng hành” và được cộng đồng DN đánh giá cao; chủ trì, chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ Hội nghị đối thoại giữa Tổng cục Hải quan với DN Hà Lan, Hàn Quốc, Hội nghị đối thoại DN toàn quốc; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), Ngày Pháp luật tài chính (28/8) và Ngày Pháp luật Hải quan (10/9). Ngoài ra, đơn vị còn thực hiện tổng hợp trả lời vướng mắc với Hiệp hội DN Nhật Bản; hiệp hội dệt may Việt Nam; trả lời vướng mắc của diễn đàn DN Việt Nam…
Vụ Pháp chế cũng đã tham mưu trình Tổng cục, trình Bộ hướng dẫn Hải quan địa phương giải quyết các vướng mắc về xử phạt vi phạm hành chính và gia hạn xử phạt vi phạm hành chính được75 vụ; giải quyết 29 vụtố tụng hành chính tại toà. Theo đó, đã có 1 vụ việc xét xử phúc thẩm (bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện), 5 vụ việc đã hòa giải thành công, 8 vụ việc đã được xét xử sơ thẩm (bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện), số vụ còn phải tiếp tục theo dõi là 23 vụ.
Để đạt kết quả cao hơn trong năm 2019, Vụ Pháp chế đưa ra mục tiêu tiếp tục hướng dẫn các đơn vị trong ngành nắm bắt đầy đủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống hướng dẫn Luật để chủ động thực hiện việc soạn thảo, trình các văn bản quy phạm pháp luật đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong từng khâu thuộc quy trình soạn thảo để kịp thời xử lý những vướng mắc, các nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ.
Để đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành đề án, Vụ Pháp chế xác định hoàn thành kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu của Bộ Tài chính, nhằm phát hiện quy định trong lĩnh vực hải quan trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; rà soát, hệ thống hóa cam kết công tác quốc tế làm cơ sở kiến nghị, hoàn thiện hệ thống băn bản quy phạm pháp luật về hải quan cho phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách mới ban hành liên quan đến lĩnh vực hải quan; giúp cá nhân, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các DN hoạt động XNK hàng hóa nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật hải quan, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật hải quan. Tuyên truyền, vận động người khai hải quan, người nộp thuế phối hợp với cơ quan Hải quan thực hiện các hoạt động cải cách thủ tục hành chính và cải cách hiện đại hóa hải quan.
Ghi nhận và đánh giá cao kết quả mà Vụ Pháp chế đạt được trong năm 2018, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho rằng, để đạt hiệu quả hơn nữa trong năm 2019, Vụ Pháp chế cần nghiên cứu, đầu tư để xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đạt hiệu quả cao.
Phân tích đánh giá từng nội dung cụ thể, đảm bảo tính liên kết của thủ tục về chính sách, quy định trong lĩnh vực hải quan đối với công tác thống kê, tổng hợp đánh giá kết quả của Luật Hải quan 2014, Nghị định 127/2013/NĐ-CP và Nghị định 45/2016/NĐ-CP; gửi văn bản lấy ý kiến của các đơn vị trong và ngoài ngành, các hiệp hội, DN có hoạt động liên quan đến lĩnh vực hải quan.
Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cũng yêu cầu Vụ Pháp chế cần xây dựng kế hoạch, mô hình tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan đạt hiệu quả cao. Đồng thời, tạo cơ sở dữ liệu đầy đủ theo nội dung văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan, các văn bản có liên quan, các công văn hướng dẫn nghiệp vụ trong lĩnh vực hải quan để phục vụ việc tra cứu, nghiên cứu, áp dụng trong hoạt động nghiệp vụ của hải quan, hỗ trợ công tác tự kiểm tra văn bản, công tác xây dựng băn bản và thiết lập chương trình xây dựng văn bản hàng năm và dài hạn.