La liga

【wolfsburg – frankfurt】Fed tăng lãi suất, áp lực với tỷ giá – lãi suất trong nước

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:Ảnh T.L minh họaFed có thể tăng lãi suất một lần nữa vào cuối nămĐúng như dự đoán của thị trường, Cụ wolfsburg – frankfurt

USD

Ảnh T.L minh họa

Fed có thể tăng lãi suất một lần nữa vào cuối năm

Đúng như dự đoán của thị trường,ănglãisuấtáplựcvớitỷgiá–lãisuấttrongnướwolfsburg – frankfurt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất thêm 0,25% sau cuộc họp ngày 26/9, bất chấp lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang.

Đây là lần tăng lãi suất thứ 3 trong năm 2018 của Fed, với lý do ngân hàng trung ương này đưa ra là nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt, tỷ lệ thất nghiệp thấp cũng như lạm phát ổn định. Với quyết định này, lãi suất cho vay qua đêm giữa các ngân hàng Mỹ sẽ lên mức 2 đến 2,25%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2008. Lãi suất này sẽ ảnh hưởng đến lãi vay mua nhà, lãi vay qua thẻ tín dụng và nhiều khoản vay khác.

Phát biểu trong cuộc họp báo sau quyết định tăng lãi suất, ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed cho biết: "Nền kinh tế Mỹ đang mạnh nhưng lãi suất còn thấp. Chúng tôi tin rằng việc tăng lãi suất dần dần đến mức bình thường sẽ giúp duy trì sức mạnh cho nền kinh tế Mỹ". Sau hơn một thập kỷ tăng trưởng khiêm tốn, ông Powell cho rằng “đây là thời điểm khá tốt cho nền kinh tế Mỹ”.

Tuy nhiên, đây có thể chưa phải lần tăng lãi suất cuối cùng trong năm 2018. Theo nhận định của các nhà phân tích, Fed có thể tăng lãi suất thêm một lần nữa vào tháng 12 tới và tăng lãi suất thêm 3 lần trong năm 2019.

Bình luận về động thái này, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, HSBC Việt Nam cho rằng, động thái mới nhất của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) sẽ không tạo nên nhiều thay đổi trong khẩu vị rủi ro nhà đầu tư trong bối cảnh hiện tại, bởi kết quả việc nâng lãi suất của Fed đã nằm trong kỳ vọng của hầu hết các thị trường.

Mức tăng 25 điểm cơ bản đã được phản ánh vào giá từ trước, vì vậy phản ứng từ thị trường ngoại hối sẽ đến phần lớn từ nội dung cụ thể trong biên bản cuộc họp cũng như lộ trình lãi suất trong tương lai của Fed.

Đồng nhân dân tệ yếu là thách thức chính với đồng Việt Nam

Đối với câu chuyện tỷ giá - lãi suất trong nước, áp lực vẫn còn tồn tại khi Fed cho thấy lộ trình tăng lãi suất vẫn chưa kết thúc. Áp lực này sẽ bị cộng hưởng hay giảm nhẹ còn phụ thuộc nhiều vào biến động của đồng nhân dân tệ (NDT) trong bối cảnh Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia và Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn nhất với Trung Quốc.

Đồng NDT ổn định có thể giúp neo giữ sự ổn định chung của tỷ giá trong khu vực, trong đó có đồng Việt Nam (VNĐ), nếu ngược lại thì rủi ro tỷ giá là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, với việc Fed tiếp tục tăng lãi suất, rủi ro về dòng vốn đầu tư dịch chuyển, áp lực lạm phát, cơ chế điều hành chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trở nên thách thức hơn.

Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ dần thắt chặt của Fed và đồng NDT yếu hơn sẽ tiếp tục là thách thức chính đối với VNĐ. Tuy nhiên, đồng VNĐ mất giá quá nhanh sẽ mang lại nhiều bất lợi về tính ổn định cho nền kinh tế Việt Nam, như hiệu ứng lan tỏa lên kỳ vọng lạm phát, vốn đã và đang tiến nhanh đến mức mục tiêu 4% của Chính phủ.

Đồng thời, có thể làm giảm triển vọng tái đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kìm hãm niềm tin nhà đầu tư và dòng vốn FDI, ảnh hưởng tới quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước khi biến động VNĐ tác động đến thị trường chứng khoán.

Về phía doanh nghiệp, Fed tăng lãi suất đồng nghĩa với mặt bằng lãi suất trong đó có lãi suất cho vay tăng, kéo theo gia tăng chi phí vốn. Khi chi phí vốn tăng, lợi nhuận doanh nghiệp có thể chịu tác động trực tiếp.

Tuy nhiên, nhìn theo hướng tích cực, với việc nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ tăng trưởng tích cực, nhu cầu đầu tư, chi tiêu tăng lên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

"Các doanh nghiệp Việt Nam vì thế cần tận dụng cơ hội này đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh, bên cạnh việc sử dụng linh hoạt các công cụ phòng vệ rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh ít chịu ảnh hưởng bởi các biến động khó lường trong tương lai", chuyên gia của HSBC khuyến nghị./.

D.A

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap