【nhận định twente】Hàng trăm nghìn lượt sử dụng ví điện tử VETC qua trạm thu phí không dừng
Tròn một tháng ra mắt phiên bản mới dưới hình thức ví điện tử dành cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ ETC,àngtrămnghìnlượtsửdụngvíđiệntửVETCquatrạmthuphíkhôngdừnhận định twente VETC ghi nhận gần 1 triệu lượt tải và khoảng 250 nghìn lượt sử dụng ví.
Ngày 26/10, ví VETC chính thức ra mắt phiên bản đầu tiên dưới hình thức ví điện tử dành cho các khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí không dừng (ETC).
Sau một tháng triển khai, tính đến ngày 26/11, các chủ phương tiện tham gia dịch vụ đã thực hiện gần 1 triệu lượt tải và có khoảng 250 nghìn lượt sử dụng ví thông qua thao tác nâng cấp đơn giản trên điện thoại thông minh.
Một số chương trình ưu đãi cũng đã và đang được VETC áp dụng nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng chuyển đổi sớm.
Với thế mạnh công nghệ, VETC tăng tốc triển khai dịch vụ thanh toán tới hàng triệu khách hàng, đặc biệt là những người dùng đang sử dụng dịch vụ thu phí không dừng.
Khách hàng có thể linh hoạt nạp/rút tiền từ tài khoản/thẻ ngân hàng, thanh toán cho các dịch vụ thu phí không dừng, thanh toán xăng dầu không tiền mặt, dịch vụ đổi E-Tag, thanh toán gói nhận thông báo xe qua trạm hằng tháng, chuyển tiền giữa các ví VETC…
Để thuận tiện cho việc duy trì số dư khi qua làn ETC, người dùng chỉ cần liên kết ngân hàng và nạp tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng vào ví.
Bước đầu, ví VETC đang kết nối với 5 ngân hàng BIDV, Vietinbank, MBBank, Nam Á Bank, TPBank và thẻ ATM có đăng ký dịch vụ thanh toán trực tuyến của hơn 30 ngân hàng thuộc hệ thống Napas.
VETC đang trong quá trình hoàn tất kết nối với các ngân hàng tiếp theo như Vietcombank, Techcombank… để mở rộng dịch vụ.
Việc nâng cấp tài khoản giao thông thành ví điện tử không ảnh hưởng đến thẻ E-Tag đã dán ở xe, chủ phương tiện không cần phải dán lại thẻ khác mà chỉ cần thực hiện các bước xác nhận đồng ý và tiến hành định danh ngay trên ứng dụng VETC. Việc định danh sẽ giúp tăng tính an toàn, bảo mật cho tài khoản.
Không chỉ giúp người dùng chủ động quản lý tài chính, ví điện tử có thể coi là “điểm nhấn” thể hiện quyết tâm lớn của VETC tạo ra cú hích cho ngành giao thông tại Việt Nam.
Đây là bước tiến rất quan trọng để VETC đảm bảo lợi ích thiết thực và gia tăng tiện ích cho chủ tài khoản ETC.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Lê Thắng, Phó Tổng giám đốc VETC cho biết, với sự quyết tâm của một đơn vị tiên phong trong xu thế dịch chuyển công nghệ thông minh tại Việt Nam, VETC luôn sẵn sàng đi trước đón đầu để thúc đẩy sự phát triển của nền tảng thanh toán di động hữu ích cho người Việt.
“VETC đã chuẩn bị sẵn các kịch bản, phương án cũng như hướng dẫn chi tiết giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt được lợi ích cũng như dễ dàng sử dụng ví điện tử được nâng cấp lên từ tài khoản giao thông”, ông Nguyễn Lê Thắng nói.
Bước tiến quan trọng chuyển sang giai đoạn thu phí không cần barie
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới như Singapore hay Hồng Kông đã cho phép chủ phương tiện sử dụng tài khoản thu phí không dừng để trả phí cho các dịch vụ khác.
Tại Việt Nam, tiềm năng của ngành ETC vẫn còn rất lớn. Việc triển khai thu phí không dừng tại các cảng hàng không được Bộ GTVT đánh giá là bước đi quan trọng trong toàn bộ quá trình chuyển đổi cảng hàng không/sân bay hiện nay thành thông minh, và rộng hơn là tiến gần đến mục tiêu đô thị thông minh (thu phí cảng biển, bãi đỗ xe, phí đăng kiểm…).
Trong tương lai gần, người dùng ứng dụng VETC cũng có thể sớm sử dụng đầy đủ các dịch vụ thanh toán do VETC phát triển như: bảo hiểm xe, các dịch vụ thấu chi tài chính…
Tài khoản giao thông VETC nâng cấp lên thành ví điện tử sẽ mang lại sự an tâm cho chủ phương tiện khi sử dụng dịch vụ ETC, nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dừng.
Khi tỷ lệ dán thẻ càng lớn, độ chính xác càng cao, tính ưu việt từ hệ thống ETC sẽ được minh chứng rõ rệt nhất, toàn bộ xe lưu thông qua trạm đều dán thẻ ETC sẽ bảo đảm sự đồng nhất, hạn chế được tối đa việc phải dừng đỗ xử lý sự cố tại các trạm thu phí.
Đây cũng chính là tiền đề để VETC tiến dần đến các giai đoạn nâng cấp cao hơn của thu phí không dừng và tiến tới bỏ barie và bỏ trạm thu phí, chỉ có các thiết bị ETC treo trên giá long môn để xe qua tự do như tại Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore.
Các chủ phương tiện có thể sử dụng phương thức trả sau, thanh toán online theo nhu cầu. Đây là giai đoạn được mong chờ nhất của cả cơ quan quản lý và người tham gia giao thông.