【keo nha cai vip】Kho bạc Nhà nước: Cải cách đột phá trong quản lý ngân quỹ
Trong năm 2020, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo khuôn khổ vững chắc cho hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước (NQNN) an toàn, hiệu quả hơn và hướng tới các thông lệ tốt của quốc tế.
Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng
Năm 2019, KBNN đã tích cực chủ động tham mưu báo cáo Bộ Tài chính hoàn thiện thể chế về cải cách quản lý NQNN theo thông lệ quốc tế. KBNN trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 64/2019/TT-BTC, theo đó, thực hiện lựa chọn các ngân hàng thương mại (NHTM) để gửi có kỳ hạn NQNN tạm thời nhàn rỗi. Quy định hạn mức mới tại Thông tư 64/2019/TT-BTC tối ưu hóa nguồn NQNN tạm thời nhàn rỗi, tăng hiệu quả sử dụng ngân quỹ của KBNN.
Bên cạnh đó, để hoàn thiện mô hình tài khoản thanh toán tập trung theo thông lệ quốc tế và theo khuyến nghị về mô hình tài khoản thanh toán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), KBNN đã tham mưu trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 58/2019/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các NHTM. KBNN thực hiện kết chuyển toàn bộ số dư tiền gửi thanh toán cuối ngày tại các NHTM về tài khoản duy nhất mở tại NHNN. Đây là bước đi cải cách của ngành Tài chính trong công tác quản lý NQNN theo hướng an toàn, hiệu quả. Thông qua đó, KBNN đã tham mưu Bộ Tài chính phối hợp với NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ, kiểm soát cung tiền của nền kinh tế, điều hành lãi suất, tỷ giá theo định hướng của chính sách tiền tệ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến hết tháng 11/2019, triển khai Thông tư số 64/2019/TT-BTC, KBNN đã thực hiện ký kết hợp đồng khung tiền gửi có kỳ hạn với các NHTM và đã tổ chức 7 đợt mở các bản chào nhận tiền gửi của các NHTM theo quy trình quy định. KBNN triển khai nghiệp vụ sử dụng NQNN để tạm ứng cho ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách cấp tỉnh, nhằm xử lý thiếu hụt tạm thời, bù đắp bội chi, trả nợ gốc vay đến hạn, trong phạm vi dự toán NSNN hàng năm đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ đã giao; qua đó, hỗ trợ NSTW đảm bảo cân đối, tiết kiệm chi phí vay nợ, gắn kết quản lý ngân quỹ và quản lý nợ; hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn.
Việc gửi tiền có kỳ hạn của KBNN tại các NHTM đã bổ sung nguồn thu nghiệp vụ của KBNN 5.104,6 tỷ đồng (cao hơn khoảng 3.081 tỷ đồng so với việc duy trì tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất 1%/năm). Theo Phó Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Quang Vinh, những cải cách nêu trên trong năm qua thực sự mang tính đột phá, hỗ trợ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Không những thế, những cải cách đã tiết kiệm cho NSTW và ngân sách địa phương hàng nghìn tỷ đồng. “Đây là năm đầu tiên KBNN có thặng dư và nộp về ngân sách 5.000 tỷ đồng” - Phó Tổng giám đốc Nguyễn Quang Vinh nói.
Huy động đủ nhu cầu vốn cho NSNN
Công tác quản lý NQNN năm qua còn được ghi dấu ở việc hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), gắn kết quản lý ngân quỹ với nhiệm vụ phát hành TPCP. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế ổn định, thu NSNN đạt tốt, dự kiến vượt dự toán, trong khi tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trong những tháng đầu năm chưa đẩy mạnh, do đó tồn NQNN trong thời gian qua ở mức tương đối cao. Bên cạnh đó, nhu cầu vay của NSTW (để bù đắp bội chi, trả nợ gốc) trong những năm tới rất lớn, làm tăng áp lực trả nợ cho NSNN và rủi ro đảo nợ.
Từ tình hình trên, KBNN đã chủ động tham mưu với Bộ Tài chính các giải pháp nhằm đảm bảo hài hòa các mục tiêu huy động đủ nhu cầu vốn cho NSNN, tiết kiệm chi phí vay cho NSNN, tái cơ cấu danh mục nợ TPCP để hài hòa nghĩa vụ trả nợ, đồng thời kéo dài kỳ hạn danh mục nợ.
KBNN đã chủ động điều hành khối lượng TPCP phát hành phù hợp với điều kiện thị trường, chủ yếu đáp ứng nhu cầu trả nợ gốc vay của Chính phủ, phù hợp tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đảm bảo duy trì liên tục của thị trường TPCP. Đồng thời, KBNN thực hiện đa dạng kỳ hạn TPCP, tập trung phát hành TPCP có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, đẩy mạnh khối lượng phát hành kỳ hạn dài (từ 10 năm trở lên) để cơ cấu danh mục nợ TPCP; điều hành lãi suất phát hành TPCP linh hoạt, hợp lý, bám sát thị trường, tranh thủ điều kiện thị trường thuận lợi để phát hành trái phiếu kỳ hạn dài với lãi suất thấp.
KBNN đã phối hợp với Bảo hiểm Xã hội (BHXH) và các đơn vị liên quan thực hiện phát hành riêng lẻ TPCP cho BHXH. Ngoài ra, sử dụng nguồn NQNN tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho NSTW giảm nhiệm vụ phát hành TPCP, tiết kiệm chi phí lãi vay cho NSTW.
Thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, công tác huy động vốn năm 2019 đã đạt kết quả khả quan, đáp ứng nhu cầu vốn cho NSNN và góp phần gắn kết quản lý ngân quỹ với công tác huy động vốn.
Kết quả, kỳ hạn phát hành TPCP bình quân năm 2019 là 13,58 năm (tăng 0,89 năm so với cuối năm 2018 là 12,69 năm); kỳ hạn còn lại bình quân danh mục TPCP: 7,33 năm (tăng 0,50 năm so với cuối năm 2018 là 6,83 năm). Lãi suất phát hành TPCP bình quân năm 2019 là 4,68%/năm (tương đương lãi suất phát hành bình quân cuối năm 2018).
Về cơ cấu nhà đầu tư trái phiếu, tỷ lệ nắm giữ TPCP của BHXH, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và công ty tài chính đến hết tháng 11/2019 đạt mức 55,2% (tăng so với mức 52% của năm 2018), cao hơn mục tiêu đề ra là 50% đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2023.
Về gắn kết hiệu quả công tác quản lý ngân quỹ và phát hành TPCP, năm 2018, Bộ Tài chính đã phê duyệt cho phép sử dụng 45.500 tỷ đồng NQNN để tạm ứng cho NSTW đã góp phần tiết kiệm khoảng 1.600 tỷ đồng chi phí lãi vay của NSNN. Năm 2019, Bộ Tài chính đã phê duyệt chủ trương cho phép tiếp tục tạm ứng 56.800 tỷ đồng NQNN.
Năm 2020 quản lý ngân quỹ an toàn, hiệu quả Năm 2020, KBNN tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo khuôn khổ vững chắc cho hoạt động quản lý NQNN theo hướng an toàn, hiệu quả hơn và hướng tới các thông lệ tốt của quốc tế. Bên cạnh đó, phối hợp tham gia sửa đổi, hoàn thiện một số cơ chế, chính sách có liên quan như: chính sách lãi suất của NHNN trả cho KBNN; quy định về việc sử dụng nguồn tiền gửi của KBNN tại các NHTM; xây dựng và triển khai các quy trình nghiệp vụ về NQNN theo hướng ngày càng minh bạch, rõ ràng; mở rộng mạng lưới tài khoản chuyên thu của KBNN để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ. Hoạt động phát hành TPCP tiếp tục đóng vai trò là kênh huy động vốn chủ đạo của Chính phủ. Nhiệm vụ huy động vốn bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu vốn cân đối NQNN còn thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước; tái cơ cấu danh mục nợ TPCP theo hướng an toàn, bền vững. |
Minh Anh