【bxh bd serie a】Ngành Dự trữ Nhà nước: Tích cực đưa Luật Dự trữ Quốc gia vào cuộc sống

dutru

Tổng cục DTNN đã thực hiện ngay theo các quy định của Luật DTQG trong mua,ànhDựtrữNhànướcTíchcựcđưaLuậtDựtrữQuốcgiavàocuộcsốbxh bd serie a bán, nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG. Ảnh: Phương Mai

>> Nhiều điểm mới về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực dự trữ quốc gia

>> Động viên thu hút nguồn lao động cho Dự trữ Quốc gia

>> Hỗ trợ gạo cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn: Phát sinh cách hiểu chưa đúng

Đạt nhiều kết quả quan trọng

Với cương vị là Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, đồng thời là thành viên quan trọng trong Ban soạn thảo, ông Phạm Phan Dũng chia sẻ, Luật Dự trữ Quốc gia (DTQG) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013, để Luật DTQG đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục DTNN chủ động chuẩn bị các nội dung cần hướng dẫn thực hiện từ rất sớm.

Ngay sau khi Luật DTQG được Quốc hội thông qua, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã bắt tay ngay vào việc rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về DTQG để xây dựng trình Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật DTQG.
PhamPhanDung

Ông Phạm Phan Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN

Đến nay, sau hơn 4 tháng Luật DTQG có hiệu lực, việc triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: đã rà soát, cụ thể hóa các quy định tại 6 điều của Luật DTQG được Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết để xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 quy định chi tiết thi hành Luật DTQG. Nghị định đã có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2013.

Ông Phạm Phan Dũng cho biết, Nghị định đã cụ thể hóa quy định về các chính sách của nhà nước về DTQG. Cụ thể danh mục chi tiết hàng DTQG và phân công 9 cơ quan quản lý; quy định cụ thể về điều kiện hưởng, thời gian, mức phụ cấp thâm niên và điều kiện hưởng, mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác DTQG; quy định cụ thể về các trường hợp thanh lý hàng DTQG; về mức trích thưởng, nguồn trích thưởng, phương thức thực hiện, thẩm quyền phê duyệt mức trích thưởng đối với việc bảo quản hàng DTQG có hao hụt thực tế thấp hơn định mức.

"Việc Chính phủ ban hành Nghị định là cơ sở để đưa Luật DTQG đi vào cuộc sống", ông Phạm Phan Dũng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Tổng cục đã rà soát cụ thể hóa các quy định của Luật DTQG thuộc thẩm quyền hướng dẫn của Bộ Tài chính; xây dựng trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 145/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013, hướng dẫn về kế hoạch DTQG và ngân sách nhà nước chi cho DTQG, thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 06/12/2013.

Đây là văn bản hướng dẫn có vị trí quan trọng đầu tiên trong hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DTQG thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.

Đặc biệt, Tổng cục đã thực hiện ngay theo các quy định của Luật DTQG trong mua, bán, nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG. Công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) và các bộ, ngành quản lý hàng DTQG theo quy định của Luật DTQG cơ bản thuận lợi, phù hợp với điều kiện thực tiễn quản lý DTQG.

Nâng cao vai trò tham mưu

Luật DTQG quy định nguồn hình thành DTQG có nguồn ngoài ngân sách nhà nước và quy định chính sách của nhà nước huy động các nguồn lực cho hoạt động DTQG, Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng cho biết, đây là quy định rất phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế ở nước ta, là những quy định mở theo hướng thực hiện xã hội hóa hoạt động DTQG.

Đến nay, những quy định đó đã được triển khai áp dụng trong việc thuê bảo quản hàng DTQG ở các bộ, ngành quản lý hàng DTQG. Việc thuê các doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty TNHH bảo quản các mặt hàng DTQG có tính chất đặc thù về công nghệ, kho tàng bảo quản là vừa đảm bảo yêu cầu bảo quản theo đặc thù chuyên ngành kỹ thuật, vừa tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của các doanh nghiệp, nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm được ngân sách nhà nước.

Để Luật DTQG đi vào cuộc sống và công tác điều hành DTQG theo Luật DTQG có hiệu lực, hiệu quả hơn, Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng cho biết, trong thời gian tới, Tổng cục Dự trữ Nhà nước với chức năng là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước về DTQG, sẽ tập trung quyết liệt, khẩn trương xây dựng trình Bộ Tài chính ban hành kịp thời, có chất lượng các Thông tư hướng dẫn Luật DTQG để các đơn vị trong và ngoài ngành triển khai thực hiện đồng bộ.

Đồng thời, tiếp tục rà soát những quy định của Luật DTQG để sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với hoạt động DTQG trong thực tiễn, đặc biệt sẽ nâng cao vai trò tham mưu để Bộ Tài chính làm tốt chức năng quản lý nhà nước về DTQG. Bên cạnh việc xây dựng thể chế, chính sách, Tổng cục Dự trữ Nhà nước sẽ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng DTQG tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc quản lý hàng DTQG để hoạt động DTQG luôn tuân thủ đúng quy định của pháp luật./.

Hồng Sâm