【kèo 1.25】Hải quan TP Hồ Chí Minh giải đáp nhiều vướng mắc kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp

Hải quan TP Hồ Chí Minh giải đáp nhiều vướng mắc kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp
Ông Trương Thanh Xuân, Phó Trưởng phòng Thuế XNK- Cục Hải quan TPHCM giải đáp vướng mắc cho DN. Ảnh: T.H

Vướng giảm thuế nhóm hàng “Hóa chất, điện tử, kim loại cơ bản”

Trong đó, một số doanh nghiệp phản ánh gặp khó khăn trong việc áp dụng chính sách giảm thuế Giá trị gia tăng (GTGT) trong các ngành hàng: hóa chất, điện tử, kim loại cơ bản.

Giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp, Cục Hải quan TPHCM cho biết, triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng xuống còn 8%. Sau đó là Nghị định số 44/2023/NĐ-CP và hiện nay là Nghị định số 94/2024/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc áp thuế theo quy định đã phát sinh những bất cập khiến người nộp thuế và cơ quan Thuế bị lúng túng, đặc biệt là ở các ngành hàng “Hóa chất, điện tử, kim loại cơ bản”.

Cơ quan Hải quan chia sẻ khó khăn trên với cộng đồng doanh nghiệp. Khó khăn của cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế là không biết hàng hóa của mình được phân vào loại nào, có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT 8% hay không.

Ở góc độ hải quan, Cục Hải quan TPHCM cho biết, Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP về việc phân loại hàng hóa, quy định: phân loại hàng hóa để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa”.

Do vậy, để xác định hàng hóa của doanh nghiệp khi nhập khẩu có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT 8% hay không, cơ quan Hải quan căn cứ vào thực tế hàng hóa nhập khẩu, hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định.

Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với chi cục hải quan nơi làm thủ tục hải quan để được hướng dẫn tốt nhất, hoặc liên hệ với Phòng Thuế XNK của cục hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan để được hướng dẫn cụ thể.

Vẫn vướng về kiểm tra chuyên ngành

Tại hội nghị đối thoại lần này, nhiều vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK cũng được Cục Hải quan TPHCM ghi nhận, giải đáp cho doanh nghiệp.

Trả lời câu hỏi của một số doanh nghiệp về phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, Cục Hải quan TPHCM cho biết, theo Điều 15 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, quy định: “Cơ quan kiểm tra nhà nước có quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng chuyển đổi phương thức kiểm tra từ phương thức kiểm tra thông thường sang phương thức kiểm tra giảm và áp dụng phương thức kiểm tra thông thường sau 3 lần kiểm tra chặt đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ quan Hải quan có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 1 năm để kiểm tra hồ sơ theo quy định.

Tuy nhiên, trước đây các bộ thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu trên hệ thống riêng, cơ sở dữ liệu bị phân tán, cơ quan Hải quan không đủ cơ sở dữ liệu để lựa chọn ngẫu nhiêm lô hàng để kiểm tra theo quy định nêu trên.

Do vậy, trong thời gian vừa qua Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản trao đổi với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng cơ sơ dữ liệu, đẩy nhanh việc thực hiện thủ tục thông báo kết quả kiểm tra an toàn nhà nước về an toàn thực phẩm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, cung cấp danh sách lô hàng của tổ chức, cá nhân thuộc diện áp dụng phương thức kiểm tra giảm.

Trên cơ sở đó, các bộ đã thực đã gửi một số thông báo trường hợp được áp dụng phương thức kiểm tra giảm nhưng không đầy đủ nên trong thời gian qua, cơ quan Hải quan chưa đủ cơ sở dữ liệu để áp dụng phương thức kiểm tra giảm theo quy định.

Hiện nay, các bộ đã thực hiện thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Tuy nhiên, để cơ quan Hải quan thực hiện theo phương thức kiểm tra giảm, cần phải chuẩn hóa hồ sơ, kết quả kiểm tra chuyên ngành của các bộ để hệ thống có thể lựa chọn ngẫu nhiên không quá 5% để kiểm tra hồ sơ.

Hải quan TP Hồ Chí Minh giải đáp nhiều vướng mắc kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp
Tại Hội nghị, Hải quan TPHCM đã giải đáp thỏa đáng nhiều vướng mắc . Ảnh: T.H

Liên quan đến lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành, tại hội nghị, Cục Hải quan TPHCM đã giải đáp vướng mắc đối với hàng hóa sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu có cần chứng nhận và công bố hợp quy hay không.

Theo đó, căn cứ vào Điều 14 Luật Quản lý chất lượng ngày 21/11/2007 quy định về nghĩa vụ của người xuất khẩu: Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 32 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa”.

Bên cạnh đó, Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu…