【thứ hạng của malmö ff】"Tình ca xuyên Việt"
Những câu chuyện về ông được kể lại hết sức tự nhiên trong các buổi sinh hoạt Chi hội Văn học hoặc trong lúc trà dư tửu hậu ở những nhóm nhỏ của chi hội lại cho tôi cảm nhận khác về ông. Đó là,Tthứ hạng của malmö ff ẩn sâu trong vẻ xù xì, gai góc là một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, một khả năng “đọc vị” nhiều người và có chút gì đó tinh quái khi không cần che giấu cảm xúc, cho dù ông đang ngồi với bất cứ ai. Và rồi, khi cầm tuyển tập thơ “Tình ca xuyên Việt” của ông, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam ấn hành tháng 12-2022, tôi lại một lần nữa ngạc nhiên về sự hóa thân đến kỳ lạ của nhà thơ Ngân Hoàn.
Đại diện gia đình nhà thơ Ngân Hoàn tặng sách "Tình ca xuyên Việt" cho các văn nghệ sĩ tại lễ kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 và tri ân kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhà thơ
“Tình ca xuyên Việt” có thể xem là một truyện thơ, ghi lại xúc cảm của nhà thơ Ngân Hoàn về mỗi vùng đất mà ông đã đi qua. Không xù xì, gai góc, cũng không triết luận hay “đau đời” mà nhiều người có thể liên tưởng khi nhìn vẻ ngoài của ông, trải dài suốt 286 trang thơ của “Tình ca xuyên Việt” là một giọng thơ lục bát nhẹ nhàng, lúc da diết, lúc bay bổng, khi trầm lắng, khác hẳn tính cách thẳng thắn, bộc trực ngoài đời của ông. Điều đó khiến tôi thêm thú vị và mang một tâm thế hoàn toàn khác khi đọc thơ ông. Lục bát là thể thơ truyền thống, có nhiều lợi thế khi thể hiện yếu tố trữ tình trong thơ. Tuy nhiên, luật vần sáu - tám có lúc khiến câu thơ trở nên khiên cưỡng và dễ tạo sự nhàm chán. Thế nhưng, với “Tình ca xuyên Việt”, nhà thơ Ngân Hoàn đã dẫn dắt người đọc qua hàng trăm trang thơ với rất nhiều trường đoạn, qua rất nhiều miền quê mà vẫn giữ được mạch cảm xúc bồi hồi, lắng đọng từ đầu đến cuối tập thơ. Đây thực sự là thành công của ông. Và tôi cho rằng, không có bất cứ kỹ năng, kỹ xảo nào có thể thay thế được xúc cảm tràn đầy của nhà thơ trên hành trình ấy.
Thời chiến, giữa lằn ranh sống - chết, giữa bom đạn mù trời hay bên thi thể đồng đội, anh lính trẻ mộng mơ Vũ Văn Hân (tên thật của nhà thơ Ngân Hoàn) đã bắt đầu làm thơ. Nói cách khác, thơ là phương tiện, là cứu cánh giúp anh chữa lành những uất hận, thương đau mà kẻ thù gieo rắc và cho anh niềm tin chiến thắng. Xuyên suốt tập thơ là niềm tự hào dân tộc, sự kiêu hãnh của con Lạc, cháu Hồng. Những câu thơ đầu tiên của tập thơ là một phác thảo đẹp:
Sông dài biển rộng bao la
Con Hồng cháu Lạc một nhà Hùng Vương…
Trứng rồng nở sẵn tình thương
Hình cong chữ S một đường Việt Nam…
Khi viết về tình yêu quê hương, đất nước, nếu không đủ cảm xúc và sự linh hoạt về ngôn ngữ, thơ sẽ dễ rơi vào tình trạng hô hào, kêu gọi. Nhà thơ Ngân Hoàn đã tránh được điều đó, bởi khi viết về những điều lớn lao, trong mỗi câu thơ ông đều có những điều rất cụ thể:
Tiếng đàn đá, nhịp trống đồng
Trường Sơn vẫy gọi, biển Đông sóng trào
Nghe hồn dân tộc dâng cao
Khí thiêng hồn Việt ươm vào cỏ hoa.
Bản lĩnh, khí phách Việt Nam được nhà thơ Ngân Hoàn diễn tả một cách giản dị, song mỗi từ, mỗi câu đều có sức nặng:
Bao lần suối máu đồi xương
Việt Nam phải giữ con đường Việt Nam
Cho phù sa đỏ vườn cam
Để đồi thông ngát hương ngàn Đông Sơn
Thơ ông còn là sự tin yêu vào phép nhiệm màu của những điều thiện lành, của lẽ phải:
Thương người người mới thương ta
Thương cây cây ắt nở hoa cùng người.
Những câu thơ thật đẹp, thật hiền hòa mà vẫn hồng rực một tinh thần lạc quan cách mạng và tình yêu quê hương, đất nước:
Dòng sông xanh uốn vào tranh
Cánh buồm vào nhạc em thành lời ca
Ấy là hạnh phúc của ta
Ấy là Tổ quốc, ấy là quê hương.
Là người đi qua cuộc chiến và đã trải qua nhiều cương vị, nhiều lĩnh vực công tác, khi trở về đời thường phải đối mặt với bao khó khăn của cuộc sống thời hậu chiến, nhưng tâm hồn ông vẫn rung cảm trước vẻ đẹp giản dị của mỗi miền quê mà ông đã đi qua:
Nắng nhà ai đỏ vườn cam
Khói nhà ai tỏa xanh lam trời chiều
Ngẩn ngơ đi giữa vần yêu
Tiếng hò ngọt lịm gió chiều Hiền Lương.
Điều đặc biệt ở nhà thơ Ngân Hoàn là qua mỗi vùng miền, nét đặc trưng văn hóa hay nguồn gốc lịch sử từng địa danh đều được đề cập, nhưng không phải mang tính liệt kê như một số tác giả từng thể hiện. Những câu thơ về nét đặc trưng vùng miền ấy thật có hồn. Không hề nhắc tên, nhưng qua thơ Ngân Hoàn, hình ảnh nàng Tô Thị của xứ Lạng vẫn sừng sững thế này:
Ngàn năm gió rít mưa gào
Bồng con đứng giữa trời sao ngóng chồng.
“Tình ca xuyên Việt” cũng có nhiều trường đoạn thể hiện sự suy tư, trăn trở của nhà thơ trước đổi thay của những con người một thời vào sinh ra tử:
Cũng con người ấy ở đời
Mà sao giọng nói, tiếng cười khác xưa
Hay là rày nắng mai mưa
Làm phai cái nghĩa làm xưa cái tình
Hay là đã hết chiến chinh
Đồng tiền xích lại, nghĩa tình lùi xa!
Một dung lượng lớn của tập thơ viết về Bình Phước, vùng đất kiên trung, anh dũng - nơi nhà thơ Ngân Hoàn từng chiến đấu và cũng là nơi ông chọn làm qu ê hương. Vẫn mạch cảm xúc dâng trào, mỗi miền quê, mỗi địa danh trên quê hương Bình Phước đều xuất hiện trong tập thơ bằng một niềm yêu sâu lắng và đầy ơn nghĩa:
Xưa đau thương đến vô cùng
Đồn điền đế quốc, mồ chung bao người
Nay xanh mềm tiếng à ơi
Khơi dòng sữa mẹ giữa đời nuôi ta…
Hay: Quê mình đẹp lắm em ơi
Rồng bình yên lượn xanh trời Phước Long.
Có thể nói, “Tình ca xuyên Việt” là tập truyện thơ dung dưỡng tâm hồn. Không chỉ mang lại cảm xúc dạt dào về từng miền quê, sự cảm nhận tinh tế của tác giả qua mỗi vần thơ còn gieo vào lòng người đọc niềm kiêu hãnh của con dân đất Việt và tình yêu quê hương, đất nước. Qua đó cho ta những bài học nhân sinh một cách giản dị. Giống như lời thủ thỉ của cha dặn con, ông dặn cháu, anh dặn em, vợ dặn chồng… Và đó chính là sự hóa thân một cách kỳ lạ của tính cách người lính Vũ Văn Hân vào thơ Ngân Hoàn.
Ở đầu tập II của “Tình ca xuyên Việt”, ông viết:
Tôi ra đi không có gì để lại
Chỉ có vần thơ, trang sách cho đời
Là cây non lặng lẽ dưới chân đồi
Nguyện góp mặt trong rừng cây đất Việt!
Vâng! Ông nhận mình chỉ là một cây non lặng lẽ dưới chân đồi, nhưng trong lòng chúng tôi, ông là đại thụ. Bởi ông đã sống trọn một thời trai trẻ cho đất nước và cống hiến trọn quãng đời còn lại cho văn học nghệ thuật tỉnh nhà!