Hàng tồn kho bất động sản hàng trăm ngàn tỉ đồng. Lại nhớ một chuyên gia kinh tế đứng trên nóc khách sạn ở Bangkok đếm các cần cẩu mà ông nhìn thấy xung quanh. Quá nhiều: Tới hơn 60 cái. Chỗ nào cũng ùn ùn xây cất và ông đã đưa ra dự đoán vụ khủng hoảng kinh tế xảy ra sau đó.
Ta đã lặp lại chuyện này và đang trả giá nặng. Phong trào BĐS hút rồi chôn một núi tiền nơi các dự án dang dở,ùngtiềncủangườinghèođểcứungườigiàkèo manchester city các sản phẩm biệt thự, căn hộ cao cấp… ế, các khu phố, thành phố ''ma''. Nguyên nhân là đầu tư, xây nhà không cho người mua mà cho người đầu cơ. Vay vốn, duyệt vốn, duyệt đất, đền bù đất theo… giá cả, lãi suất "trên trời"… đều không nhắm vào người cần chỗ ở.Trên 80% người mua là người thu nhập trung bình và thấp, nhưng chỉ có dưới 30% căn hộ nhỏ giá thấp dành cho họ. Lại có đến cũng khoảng 30% hộ dân không bao giờ có thể có tiền mua nhà dù rẻ nhất, nhưng lại không có nhà cho thuê vừa túi tiền của họ.
Chính phủ kỳ này đưa ra gói giải cứu BĐS, cứu tiền "chết lâm sàng" trong nhà cửa, căn hộ cao cấp, khu đô thị…, nhưng chủ yếu là hỗ trợ lãi suất cho người mua trả góp, kích cầu. Tuy vậy, số người muốn hưởng lãi suất ưu đãi này lại rất hạn chế và nếu họ mua thì chưa chắc đủ hàng. Xây nhà xã hội, nhà giá rẻ, nhà cho thuê thì các chủ đầu tư không màng vì không có lãi!
Taxi Mai Linh thành khẩn nhận sai và công khai "dọa" sẽ thanh lý 3.000 đầu xe và cho 6.000 tài xế thôi việc. Lý do là Mai Linh vay 800 người tiền ngắn hạn, nhưng lại đầu tư dài hạn (5 năm chạy một xe taxi mới hoàn vốn); nay xin Nhà nước ''ra tay'' cứu bằng cách cho hãng vay 500 tỉ đồng. 500 tỉ này giải cứu hãng và 6.000 chỗ làm!
Thế là các ông chủ làm sai, kinh doanh kém nhưng lại lấy tiền thuế của chị em mình ra cứu họ. Hóa ra người nghèo lại cứu tiền hộ người giàu à? Giải cứu tiền là khoa học/nghệ thuật kinh tế, không phải chuyên gia nên chị em ta khó mà hiểu hết.
Các gói giải cứu quyền có vẻ dễ hiểu hơn. Đầu tiên là phong trào tự kiểm điểm và phê bình nghiêm khắc. Chống tham nhũng sẽ có thanh tra, kiểm tra sát sạt. Các vị có quyền sẽ phải kê khai tài sản, sẽ có lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm và cả các biện pháp dự phòng chống "chạy" phiếu tín nhiệm. Chống lãng phí có chỉ thị tết này không tổ chức cho lãnh đạo đi thăm chúc tết địa phương.
Từ nay hết sức hạn chế hội họp toàn quốc không cần thiết. Cấm dự lễ lạt, động thổ, khánh thành, khai trương khi không được cử đi dự. Cấm dùng xe công đi việc riêng. Cấm cưới xin, ma chay linh đình. Cấm lợi dụng các vụ này để nhận quà-hối lộ trá hình. Cấm mê tín dị đoan. Cấm biếu quà cấp trên-cũng là cấm cấp trên nhận quà. Cấm lễ hội xa hoa, thương mại hóa lễ hội. Rà soát kỹ các đợt đi tham quan, "học tập" nước ngoài vô bổ.
Năm tới là năm lẻ, không tổ chức tiếp khách linh đình ở các trụ sở công quyền… rất cụ thể và chi tiết. Đã có kiến nghị nếu giảm 1/3 số công chức "hiện hành" thì công việc hành chính sẽ hiệu quả hơn! Đã có kỷ luật hai quan xã xỉn ngoắc cần câu tại trụ sở trong giờ tiếp dân, dân vào đuổi ra không tiếp. Nhiều tỉnh đã có quy định cấm uống bia rượu trong giờ hành chính (hóa ra nhậu nhẹt trong giờ làm việc là khá phổ biến ở xứ ta).
Có huyện kia công chức bị kiểm tra đột xuất, bắt quả tang hơn 100 vị "ăn cắp" thời gian vàng ngọc vì đi muộn. Lập tức có phản biện rằng, đi muộn 120 phút còn hơn chơi games cả ngày ở bàn. Chắc chắn sẽ có nghị quyết mới quyết liệt chống chơi games nơi công sở v.v và v.v... Rất cụ thể, chi ly có khi nghe cũng hơi nực cười, nhưng tôi nghĩ phải kỹ càng chi ly như thế mới giải cứu được những người có quyền khỏi rơi vào suy thoái, tệ nạn, sai lầm… rồi mất chức, mất việc, thậm chí tù tội...
Lèo lái xã hội là tiền-quyền, những người nắm hai thứ đó. Vì vậy giải cứu họ- giải cứu tiền và quyền- vô cùng quan trọng, bởi cũng là để giải cứu cả cộng đồng.