【ga eagles – ajax】Cảnh báo từ một vụ cháy
Hiện trường vụ cháy chợ Vị Thắng,ảnhbotừmộtvụga eagles – ajax huyện Vị Thủy vào ngày 19-3 được công an bảo vệ khá nghiêm ngặt để phục vụ cho công tác khám nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân...
Cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH khám nghiệm hiện trường vụ cháy chợ Vị Thắng.
Có mặt tại hiện trường, đại tá Huỳnh Văn Điều, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh, cho biết: “Nguyên nhân vụ việc bước đầu đơn vị đặt ra 2 giả thuyết. Thứ nhất, nếu nổ bình gas mi ni trong quá trình đun, nấu là do hộ này không kiểm tra chất lượng bình gas trước khi sử dụng; giả thuyết thứ hai là gia đình này có chiết gas trái phép để bán. Trường hợp này thì vi phạm quy định về PCCC và khi sự cố xảy ra hậu quả rất lớn”.
Vụ cháy đã thiêu rụi 9 ki-ốt của 5 gia đình kinh doanh các mặt hàng thuốc tây, mỹ phẩm, điện, đồ mủ… Tuy chưa có thống kê chính xác mức độ thiệt hại, nhưng việc đầu tư vào đây của tiểu thương không nhỏ. Sau vụ cháy này, cuộc sống của họ gặp khá nhiều khó khăn bởi vốn liếng, tài sản dồn hết vào đây.
Hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Toàn và chị Nguyễn Thị Kim Khoa cưới nhau khoảng 3 năm, mới đầu tư mở tiệm thuốc tây được vài tháng. Vợ chồng vừa nhập thuốc về bán chưa được bao nhiêu thì nay thành… tro bụi. “Tổng số vốn và tài sản gia đình tôi bị thiệt hại từ vụ cháy này khoảng 400 triệu đồng. Mới mở được vài tháng chưa lấy được vốn, không biết cuộc sống gia đình tôi rồi sẽ ra sao?”, chị Khoa buồn rầu nói.
Tuy thiệt hại không nhiều như gia đình chị Khoa, nhưng với số tiền khoảng 80 triệu đồng vẫn rất lớn đối với gia đình anh Trần Văn Ngoãn, kinh doanh mỹ phẩm. Anh Ngoãn bán tại chợ này khoảng 3 năm, trừ chi phí, vợ chồng anh lời khoảng 150.000 đồng/ngày. Nhìn về phía ki-ốt bị thiêu rụi, anh Ngoãn lo lắng: “Tiền đâu mà đầu tư để kinh doanh lại bây giờ…”.
Sau vụ cháy, lãnh đạo UBND huyện Vị Thủy kịp thời đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ tiền cho các gia đình bị thiệt hại. “Để các hộ bị ảnh hưởng ổn định cuộc sống, chúng tôi xuất kinh phí của địa phương hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ; UBMTTQ Việt Nam xã vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm hỗ trợ 30kg gạo/hộ. Bên cạnh đó, Công an xã cũng phối hợp với Công an huyện huy động lực lượng dân quân tự vệ đến dọn dẹp, sắp xếp lại các ki-ốt bị cháy. Chúng tôi còn kêu gọi đơn vị trước đây xây dựng chợ sửa chữa lại các ki-ốt hư hỏng với chi phí thấp để tiểu thương sớm buôn bán trở lại”, ông Phạm Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Vị Thắng, cho biết.
Qua thực tế vụ cháy này cho thấy công tác chữa cháy tại chỗ của xã còn nhiều hạn chế. Trong quá trình dập lửa, cả chợ gồm Ban quản lý chợ và các hộ kinh doanh chỉ có 7 bình chữa cháy, nhưng những bình này thuộc loại nhỏ và dạng bột nên không thể dập tắt được. Đặc biệt, chợ không có máy bơm nên trong quá trình chữa cháy đơn vị đành… bất lực. “Máy bơm khoảng 15 triệu đồng/máy. Giá như chợ được trang bị và thường xuyên thực hành các tình huống giả định chữa cháy thì vụ việc sẽ không ảnh hưởng đến như thế”, đại tá Điều nhấn mạnh.
Ngoài ra, qua khám nghiệm còn phát hiện nhiều hộ còn để bình nước sơn tại nơi kinh doanh, do đó, khi cháy xảy ra, các bình này phát nổ gây cháy lan.
Đại tá Điều khuyến cáo: “Để phòng, chống cháy nổ, các chợ cần trang bị máy bơm, lên phương án thực hành các tình huống giả định về chữa cháy; tuyên truyền cho những hộ kinh doanh không được đun nấu, thờ, cúng, thắp nhang tại nơi kinh doanh; sử dụng điện đúng quy định; cần trang bị bình chữa cháy tại nơi mua bán. Ở khu dân cư thì thường xuyên kiểm tra thiết bị điện để kịp thời sửa chữa, thay đổi; không chiết gas trái phép; để các bình gas ở những nơi thoáng mát, sau khi sử dụng gas phải kiểm tra cẩn thận…
Toàn tỉnh có 28 chợ, trong đó 19 chợ quy mô lớn. Thời gian tới, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH sẽ tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác PCCC tại các chợ, khu dân cư. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm về PCCC… |
Bài, ảnh: NHẬT TÂN