88Point

Không để mất cân đối cung cầu, đánh giá "liều lượng" điều hành giá phù hợp Lựa chọn thời điểm điều c hôm nay có bóng đá ko

【hôm nay có bóng đá ko】Phó Thủ tướng: Cuối tháng 6 trình kịch bản điều hành giá 3 mặt hàng chủ lực

Không để mất cân đối cung cầu,óThủtướngCuốithángtrìnhkịchbảnđiềuhànhgiámặthàngchủlựhôm nay có bóng đá ko đánh giá "liều lượng" điều hành giá phù hợp Lựa chọn thời điểm điều chỉnh giá phù hợp để kiểm soát lạm phát Thị trường 5 tháng cơ bản ổn định, theo đúng kịch bản điều hành giá

Ngày 12/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo Điều hành giá chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình quản lý, điều hành giá 6 tháng đầu năm và bàn định hướng những tháng còn lại của năm 2024.

Phó Thủ tướng: Cuối tháng 6 trình kịch bản điều hành giá 3 mặt hàng chủ lực
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo Điều hành giá chủ trì cuộc họp.

Bớt áp lực “nhập khẩu lạm phát”

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, trong nửa đầu năm, công tác điều hành giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu về cơ bản không có nhiều biến động.

Trong đó, tính đến ngày 6/6/2024, giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 23 kỳ điều hành giá. 4 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước cơ bản có xu hướng tăng, từ cuối tháng 4 cho đến nay liên tục giảm về mức giá gần tương đương so với đầu năm.

Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm ở mức 4-4,5%, căn cứ vào diễn biến trong những tháng đầu năm và xu thế thị trường, Bộ Tài chính ước tính lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 3,72-4,5%.

Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,8-4,5%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4-4,5% và có thể lên 4,6% nếu có nhiều yếu tố bất lợi xảy ra cùng lúc.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 7 tháng còn lại của năm 2024, CPI mỗi tháng còn dư địa khoảng 0,39-0,6%, như vậy đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 trong khoảng 4-4,5% theo mục tiêu đề ra.

Giá bán lẻ điện bình quân sau khi được điều chỉnh 2 lần trong năm 2023 hiện ở mức là 2.006,79 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế GTGT. Trong tháng 3, Bộ Công Thương đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2024.

Về giá vé máy bay, qua theo dõi của Bộ Giao thông vận tải, mặt bằng chung hiện đã giảm so với giai đoạn cao điểm trước.

Tuy nhiên, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã tăng nhanh trở lại từ đầu tháng 5/2024 do bị ảnh hưởng bởi tình trạng xung đột vũ trang tại Biển Đỏ, sự tắc nghẽn cục bộ tại cảng Singapore... Giá một số mặt hàng như gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, giá lợn hơi và thịt gà công nghiệp tăng, trong khi giá thịt bò hơi ổn định, giá một số loại rau xanh tăng do nhu cầu tiêu thụ mạnh trong bối cảnh thời tiết có những diễn biến bất thường…

Phó Thủ tướng: Cuối tháng 6 trình kịch bản điều hành giá 3 mặt hàng chủ lực
Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, trong nửa đầu năm, công tác điều hành giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu về cơ bản không có nhiều biến động.

Dự báo giá cả thị trường thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho rằng những yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá vẫn là giá dịch vụ giáo dục, y tế, giá điện do tới kỳ điều chỉnh theo lộ trình. Giá vé máy bay trong nước tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh chung của giá vé máy bay thế giới.

Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu dự báo có thể có biến động tăng như giá xăng dầu do những biến động phức tạp theo diễn biến giá và cung cầu thế giới; giá gạo xuất khẩu Việt Nam khả năng có thể vẫn duy trì ở mức cao, giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và phụ thu đối với hàng hóa container tại cảng biển đang tăng mạnh gây áp lực đến chi phí của doanh nghiệp...

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, có nhiều yếu tố góp phần giảm áp lực lạm phát, trong đó tình trạng lạm phát toàn cầu có thể hạ nhiệt trong năm 2024 giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh “nhập khẩu lạm phát”; sản xuất nông nghiệp trong nước được kỳ vọng tiếp tục diễn biến thuận lợi, một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được áp dụng tương tự như năm 2023 như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế GTGT... cũng góp phần giảm chi phí hình thành giá xăng dầu và các hàng hóa dịch vụ khác.

Ngoài ra, tại cuộc họp, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, đối với năm học 2024-2025, giá học phí đối với cấp học mầm non, phổ thông vẫn giữ như hiện nay. Giá học phí giáo dục đại học đang đề xuất tăng 12,5-14% so với năm trước. Năm học 2024-2025, dự kiến, việc điều chỉnh tăng giá sách giáo khoa sẽ góp phần tăng từ 0,01-0,04 điểm %. Vì thế, Bộ GDĐT đã yêu cầu các nhà xuất bản tiết giảm chi phí để giảm giá sách giáo khoa.

Về phía Bộ Y tế, đại diện Bộ đề xuất lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo hướng đến năm 2025 sẽ tính từng bước chi phí khấu hao.

Phó Thủ tướng: Cuối tháng 6 trình kịch bản điều hành giá 3 mặt hàng chủ lực
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác điều hành giá.

Tính toán kỹ, tránh xáo trộn mặt bằng giá cả

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhận định, công tác quản lý giá đầu năm chịu nhiều áp lực do nhiều yếu tố. Tình hình kinh tế thế giới khó khăn, phức tạp, khó lường. Lạm phát có giảm nhưng vẫn neo ở mức cao. Vì thế, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đề nghị các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác điều hành giá vì áp lực lạm phát trong thời gian tới sẽ rất lớn.

Theo Phó Thủ tướng, các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước cần tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột căng thẳng địa chính trị.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, thực hiện đánh giá, tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, không tăng giá đột ngột và tăng giá cộng dồn vào cùng một thời điểm, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành cần xây dựng kịch bản điều hành giá, trong đó có đề xuất về thời điểm, mức độ điều chỉnh giá 3 mặt hàng chủ lực gồm giá điện, giá dịch vụ y tế và giáo dục. Phó Thủ tướng đề nghị, hạn chót là 30/6/2024 phải có kịch bản để trên cơ sở đề xuất, Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ cân nhắc, cho ý kiến. Nếu không đảm bảo thời gian và để tác động đến CPI thì các bộ, ngành phải chịu trách nhiệm.

Việc điều hành chính sách tiền tệ, Phó Thủ tướng yêu cầu cần theo mục tiêu đề ra, tiếp tục phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cùng với đó là sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường. Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap