【1.000.000.000 số】Qui định mới về quản lý tài chính đối với các dự án PPP

PPP

Ảnh T.L minh hoạ

Chi phí chuẩn bị đầu tư từ nguồn chi thường xuyên

Về quản lý,địnhmớivềquảnlýtàichínhđốivớicácdựá1.000.000.000 số sử dụng chi phí chuẩn bị đầu tư, giám sát thực hiện hợp đồng dự án PPP, chất lượng công trình của bộ, ngành, UBND cấp tỉnh…, Thông tư quy định nguồn NSNN cân đối trong kế hoạch chi thường xuyên hàng năm của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh bố trí cho các nội dung chi phí chuẩn bị đầu tư quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Nguồn NSNN cân đối trong kế hoạch chi đầu tư phát triển hàng năm của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; nguồn thu từ việc bán hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư; nguồn vốn do nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả và các nguồn vốn hợp pháp khác bố trí cho các nội dung quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Riêng các công trình giao thông đầu tư theo hình thức PPP được phép bổ sung nguồn trích từ chi phí quản lý dự án của các Ban Quản lý dự án theo quy định tại Quyết định số 1486/QĐ-BXD ngày 12/12/2014 của Bộ Xây dựng.

Về lập, phê duyệt và giao dự toán, Thông tư quy định căn cứ lập dự toán là: Danh mục dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đề xuất dự án của nhà đầu tư được phê duyệt; Kế hoạch triển khai các dự án PPP được phê duyệt; kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt; chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện hành pháp luật tương ứng.

Đối với dự án có hoạt động xây dựng, Thông tư quy định tổng vốn đầu tư là tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo quy định pháp luật về đầu tư xây dựng và vốn lưu động ban đầu để đưa dự án vào khai thác, vận hành theo tiêu chuẩn, kỹ thuật.

Đối với dự án không có hoạt động đầu tư xây dựng: Tổng vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí đầu tư để đưa dự án vào khai thác, vận hành và chi phí vận hành dự án trong năm đầu tiên. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án không tính vào tổng vốn đầu tư khi xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

Có thể đàm phán với nhà đầu tư về mức lợi nhuận

Về lợi nhuận của nhà đầu tư, Thông tư quy định 2 trường hợp. Đối với trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, lợi nhuận của nhà đầu tư được xác định theo kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Đối với trường hợp chỉ định nhà đầu tư, lợi nhuận của nhà đầu tư được dự tính trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án theo nguyên tắc đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả của dự án và kết quả đàm phán giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tham khảo mức lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tương ứng, lợi nhuận của dự án tương tự so với mặt bằng thị trường khu vực dự án và lợi nhuận của các ngành, lĩnh vực khác để làm cơ sở đàm phán với nhà đầu tư.

Trường hợp cần thiết, căn cứ vào tính chất đặc thù của từng ngành, bộ, ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng khung lợi nhuận cho các dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của ngành.

Khi Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP, vốn đầu tư của Nhà nước chỉ thanh toán sau khi có khối lượng đầu tư xây dựng hoàn thành đã được nghiệm thu. Mức vốn thanh toán tính theo tỷ trọng các nguồn vốn đầu tư đã quy định trong hợp đồng dự án so với giá trị khối lượng đầu tư xây dựng hoàn thành đã nghiệm thu.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 5/5/2016 và thay thế Thông tư số 166/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính./.

D.A