【nhạn định bóng đá hôm nay】Dưới mái An Hiên
Du khách thả bộ dưới vòm xanh cây lá ở nhà vườn An Hiên
Kim Long hiện ra,ướimáiAnHiênhạn định bóng đá hôm nay với màu xanh ngun ngút và khí mát thoảng lên từ sông, mơn man phả vào da thịt. Hướng lên thượng nguồn, sông Hương cứ rộng ra, như đôi tay độ lượng của mẹ và những chiếc thuyền rồng chở du khách hóng sông thì bé lại, ánh lên dưới nắng xuân như những mảnh xà cừ khảm trên mặt nước phẳng lặng…
An Hiên cũng đã hiện ra, với cánh cổng xưa cổ kính. Ngót nghét đã hơn một thế kỷ, kể từ năm 1895, khi An Hiên là phủ của công chúa thứ 18 của vua Dục Đức. Không biết thủa sơ khai ấy, An Hiên có diện mạo ra sao? Nhưng với những gì mà ông Tường đã khắc họa trong bút ký “Hoa trái quanh tôi” (năm 1983) thì An Hiên ngày nay vẫn thế. Vẫn chiếc cổng dẫn vào lối đi nền đất có vòm cây đan lá la đà. Vẫn cây hải đường nghênh xuân với những chùm hoa đỏ kênh kiệu. Vẫn những cây măng cụt sum suê, vươn cành lá vạm vỡ. Bên hồ nước như chiếc gương soi, lác đác hoa súng, mai vẫn âm thầm vàng rực như bóng hiền nhân…Và mùa này, cây vải thiều xứ Bắc cứ vô tư trổ bông. Màu hoa trắng mơ như khoảng mây ngái ngủ vắt qua màu xanh cây lá…Với cây, thời gian như không có tuổi…
Hôm ấy, cũng như tôi, nhiều người đã ghé An Hiên, như tìm kiếm chút tĩnh lặng hiếm hoi ngày thường. Dưới mái nhà xưa, những bàn chân trần tung tăng, hồn nhiên, thơ dại. Nghe mát rượi cây trái, mát rượi đất đai ngấm vào lòng bàn chân nguồn mạch. Tiếc là hôm ấy, chưa gặp được bà Hoàng Oanh, thế hệ tiếp nối dưới bóng An Hiên. Năm nay, nghe đâu bà đã ngoài 90 và hãy còn minh mẫn, vẫn thường khi tự tay chăm cây.
Vườn quý, lại nằm trên tuyến du lịch lên Thiên Mụ, hỏi sao không đưa An Hiên vào tour du lịch? Người nhà bảo, bà Hoàng Oanh không thích sự ồn ào. Bà lo nhiều người quá thì An Hiên không còn yên tĩnh nữa.
Trong ổ lá tĩnh mịch, thoảng hương bưởi mùa đơm bông, nghe đâu đây bước chân khẽ khàng của bà Lan Hữu, vọng lại từ những dòng ký chảy tràn của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Có cả bước chân phảng phất trên những nẻo vườn Kim Long của Nguyễn Du khi ông hóa thân vào nàng Kiều. Cũng dưới mái hiên xưa ấy, trong một lần trò chuyện, mới hay, ông Tường đã ủ mình trong vòm cây này, nhìn ngắm dòng Hương bốn mùa trong đục để viết “Dòng sông ai đã đặt tên”…
Hóa ra, danh hiệu Thành phố xanh của Huế không phải bỗng dưng mà có. Nó khởi nguyên từ những khu vườn này-thứ di sản làm nên địa danh Kim Long. Những khu vườn rộng lớn xanh tươi được vun trồng bao đời với triết lý sống riêng của người Huế.
Ở đó, là nơi ta có thể trở về mỗi khi, lúc chân mệt nhoài. Ngồi bệt cạnh cây lá mà cảm nhận sự “yên tĩnh giống như Lòng Mẹ…”.
Bài, ảnh: Tiểu Muội