您现在的位置是:88Point > La liga

【đội hình juve】Trước thềm FED tăng lãi suất, tỷ giá chịu sức ép lớn

88Point2025-01-10 09:22:49【La liga】4人已围观

简介Cảnh giác với tỷ giá hối đoáiTỷ giá tăng nóng trở lại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo giảm sức cạnh đội hình juve

Cảnh giác với tỷ giá hối đoái
Tỷ giá tăng nóng trở lại,ướcthềmFEDtănglãisuấttỷgiáchịusứcéplớđội hình juve doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo giảm sức cạnh tranh
Lợi nhuận hao hụt vì biến động tỷ giá
Bài toán cân bằng lãi suất và ổn định tỷ giá. Ảnh: ST
Cơ quan quản lý đang đứng trước bài toán cân bằng lãi suất và ổn định tỷ giá. Ảnh: ST

Tỷ giá trong nước tiếp tục căng thẳng

Trong phiên giao dịch ngày 21/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm giữa VND và USD ở mức 23.301 VND/USD, không đổi so với phiên trước. Nhưng tỷ giá này đã tăng liên tiếp, với mức tăng lên tới 57 đồng kể từ phiên ngày 13/9.

Do vậy, tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cũng ở mức cao, tăng lên tới gần 100 đồng ở cả hai chiều so với những phiên giao dịch đầu tháng 9. Cụ thể, giá USD tại Vietcombank là 23.380-23.690 VND/USD; tại BIDV là 23.390-23.670 VND/USD, Eximbank là 23.550-23.790 VND/USD (mua vào - bán ra)...

Đà tăng mạnh của tỷ giá trong nước đến từ diễn biến của thị trường quốc tế. Hiện chỉ số USD Index đã tăng lên mức 110,26 điểm, mức tăng cao nhất kể từ tháng 1/2002. Trong khi các đồng tiền chủ chốt khác đều giảm giá so với USD như Bảng Anh (GBP) -1,46%; EURO -0,26%, Yên Nhật (JPY) -0,32%. Đồng tiền của các quốc gia trong khu vực cũng giảm mạnh như Tân Đài tệ (TWD) -1,37%, Baht Thái Lan (THB) -1,24%, Peso Philippines (PHP) -1,03%, Ringgit Malaysia (MYR) - 0,83%,…

Theo các chuyên gia, thị trường ngoại tệ biến động mạnh do gần như chắc chắn FED sẽ quyết định tăng lãi suất thêm 0,75% nhằm kiểm soát lạm phát đang tiếp tục tăng mạnh tại Mỹ. Việc FED tăng lãi suất dự báo sẽ khiến tỷ giá trong nước tiếp tục căng thẳng và có thể khiến NHNN lại tăng giá USD bán ra. Trước đó, ngày 7/9/2022, giá bán USD của Sở Giao dịch NHNN đã tăng thêm 300 đồng, lên 23.700 VND/USD.

Trước thềm FED tăng lãi suất, tỷ giá chịu sức ép lớn
Biến động của một số đồng tiền trên thế giới. Nguồn: SSI

Điều này cho thấy, áp lực lên tỷ giá đang rất căng thẳng từ nay đến cuối năm. Một chuyên gia kinh tế nhận định, từ đầu năm đến nay, tỷ giá đã tăng 3-4%, nếu không cẩn thận, VND sẽ mất giá cao hơn do chính sách nới lỏng tiền tệ của FED và các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Hơn nữa, thâm hụt vãng lai có thể tiếp diễn, xuất khẩu tăng trưởng chậm lại, cán cân tài chính không còn dư giả do khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán, nguồn ngoại hối có phần đã “mỏng” đi do ước tính từ đầu năm đến nay, NHNN đã phải bán ra 21 tỷ USD để tăng thanh khoản giúp tỷ giá ổn định…

Phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu thì chỉ doanh nghiệp FDI được lợi

Về vấn đề này, GS. Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, động thái của FED sẽ ảnh hưởng đến các thị trường tiền tệ, trong đó có VND. Tuy nhiên, Việt Nam đang có ưu thế là thị trường xuất khẩu đa phương, dự trữ ngoại tệ khá tốt. Trong những đợt FED tăng lãi suất trước đó, NHNN đã điều hành để giữ được tỷ giá linh hoạt, ổn định.

Tương tự, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI cũng cho rằng, mức biến động vẫn trong tầm kiểm soát khi NHNN đã điều chỉnh mức giá bán trên Sở Giao dịch NHNN. Về cuối năm, SSI kỳ vọng nguồn cung ngoại tệ sẽ tích cực hơn theo yếu tố mùa vụ, đến từ hoạt động xuất nhập khẩu và kiều hối.

“Trong năm 2022, sức ép lên tỷ giá vẫn còn, nhưng có thể tình hình sẽ dịu bớt vào cuối năm khi đà tăng lãi suất của FED có thể đi vào giai đoạn cuối và rủi ro về tăng trưởng/lạm phát của kinh tế thế giới có thể được nhìn nhận rõ ràng hơn”, các chuyên gia SSI nhận định.

Tuy vậy, nhiều ý kiến đánh giá, NHNN có thể sẽ tăng lãi suất điều hành, bởi muốn kiểm soát lạm phát, giữ tỷ giá, yêu cầu bắt buộc là phải tăng lãi suất. Nhưng rõ ràng, bài toán lãi suất trong bối cảnh này là rất khó nếu muốn kinh tế phục hồi hậu Covid-19.

TS. Vũ Đình Ánh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, nếu phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu thì doanh nghiệp FDI được lợi do tỷ trọng nhập khẩu và xuất khẩu của doanh nghiệp FDI khá cân bằng, còn doanh nghiệp trong nước chịu thiệt hại do đa phần nhập khẩu hàng hóa. Nhưng nếu lãi suất tăng thì doanh nghiệp nội cũng bị ảnh hưởng nặng nề do nguồn vốn chủ yếu vay ngân hàng. Do vậy, cơ quan điều hành vừa phải ổn định tỷ giá, vừa phải giữ mặt bằng lãi suất.

Với những tác động như trên, các chuyên gia nhận định, Việt Nam phải kiên định giữ tỷ giá nhưng vẫn phải linh hoạt với thị trường, đồng thời cần điều hành chính sách tiền tệ phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy xuất nhập khẩu hợp lý.

很赞哦!(6574)