Báo Hải quan tổ chức tọa đàm “Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam” | |
Thủ tướng chỉ thị về đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp | |
Xuất khẩu thủy sản "lấy đà" hồi phục hậu Covid-19 | |
Bí quyết giữ vững sản xuất của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản | |
Xuất khẩu khó khăn, doanh nghiệp thủy sản đề xuất hỗ trợ |
Yêu cầu của một số cảng cá dẫn đến việc DN phải làm thêm nhiều bộ hồ sơ hơn để xin xác nhận S/C, thêm chi phí xin cấp giấy. Ảnh: T.H |
Bức xúc vì tăng chi phí
Gần đây, các DN thuỷ sản đang rất bức xúc do bị tăng chi phí một cách bất hợp lý về việc thực thi quy định hành chính trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) và thu phí xác nhận giữa các cảng cá địa phương khiến cho DN phải làm thêm nhiều bộ hồ sơ, gia tăng chi phí.
Sau khi nhận được phản ánh bức xúc của một số DN hội viên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) đã báo cáo và kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm giải quyết, tháo gỡ bất cập này.
Theo VASEP, Thông tư số 118/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản, lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản được ban hành ngày 28/11/2018 đã quy định rõ mức thu phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản gồm: “150.000 đồng + (số tấn thuỷ sản x 15.000 đồng/tấn). Tối đa 700.000 đồng/lần”. Tuy nhiên, thời gian gần đây một số ban quản lý cảng cá ở một số tỉnh, như: Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Vũng Tàu… đã yêu cầu các DN tách lượng nguyên liệu thu mua xin cấp giấy S/C để không vượt 36 tấn nguyên liệu/giấy (tương đương phí cấp S/C tính ra không vượt quá 700.000 đồng/lần theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 118/2018/TT-BTC đề cập trên). Nhiều trường hợp, khi DN mua được 40 tấn nguyên liệu một lần tại một nơi, nhưng lại không được đăng ký như theo quy định tại Thông tư 118/2018/TT-BTC, mà phải tách làm hai giấy S/C (một giấy 36 tấn và một giấy còn lại khoảng 4 tấn).
Liên quan đến tình hình chuẩn bị của EU để thực hiện cơ chế hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với các mặt hàng trong Hiệp định EVFTA, Bộ Công Thương cho biết, EU thông báo, TRQ đối với tất cả các mặt hàng (trừ gạo) mà EU dành cho Việt Nam trong khuôn khổ hiệp định này sẽ được phân bổ theo cơ chế ai đăng ký trước thì được xem xét cấp trước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hải sản đang mong chờ thông tin chính thức TRQ từ EU. Để giúp các doanh nghiệp hải sản nắm bắt được cơ hội trong EVFTA và có kế hoạch sản xuất xuất khẩu tận dụng được TRQ đối với sản phẩm xuất khẩu, VASEP đã đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ sớm nhất có thể việc có được thông tin chính thức về cơ chế phân bổ và quản lý hạn ngạch đối với các sản phẩm thuỷ sản. Hiện Bộ Công Thương đang đề nghị làm rõ cơ chế phân bổ và quản lý TRQ của EU đối với tất cả các mặt hàng trong hiệp định EVFTA. EVFTA đã được Quốc hội thông qua và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Việc phê chuẩn EVFTA cùng với các biện pháp hỗ trợ được đánh giá là tạo ra các lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có thuỷ sản, so với các quốc gia cạnh tranh khác. |
Yêu cầu của một số cảng cá dẫn đến việc DN phải làm thêm nhiều bộ hồ sơ hơn để xin xác nhận S/C, thêm chi phí xin cấp giấy. Điều đáng nói hơn, việc thực thi quy định pháp luật theo cách diễn giải riêng và có lợi cho một bên này đã gây tâm lý bức xúc với DN và người dân, làm mất đi hiệu lực của văn bản pháp luật. Điều này cũng đi ngược lại các nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để giảm chi phí cho DN, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho DN Việt.
Do đó, VASEP kiến nghị lãnh đạo Bộ NN&PTNT sớm chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc thực thi quy định cũng như thống nhất việc thực hiện đúng Thông tư 118/2018 của Bộ Tài chính nhằm tháo gỡ những bất cập này cho DN.
Bỏ mã số, mã vạch hàng xuất khẩu
Theo VASEP, trong những tháng đầu năm 2020, hiệp hội này nhận được phản ánh của nhiều DN về bất cập liên quan đến quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV) nước ngoài trên bao bì các lô thủy sản xuất khẩu (XK). Vướng mắc này phát sinh đúng vào dịp cộng đồng DN thủy sản đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, khiến cho các DN thêm phần khó khăn. Mặc dù, vướng mắc này bước đầu đã được tháo gỡ, tuy nhiên các DN thuỷ sản kiến nghị nên bỏ quy định về mã số, mã vạch.
Theo VASEP, nội dung vướng mắc, bất cập tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ yêu cầu DN phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được xác nhận việc sử dụng mã nước ngoài khi sử dụng MSMV nước ngoài trên bao bì hàng XK.
Theo VASEP, để có được đầy đủ các giấy tờ nêu trên và hoàn tất được thủ tục đăng ký MSMV nước ngoài với Trung tâm GS1 (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) nhiều khi DN phải mất 20-30 ngày mới xuất khẩu được lô hàng. Việc yêu cầu khách hàng phải cung cấp quá nhiều giấy tờ đang tạo ra khó khăn trong XK hàng hóa của các DN. Yêu cầu này cũng khiến DN khó khăn hơn rất nhiều trong việc tìm kiếm khách hàng, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN. VASEP cho rằng, việc đưa vấn đề MSMV vào Nghị định 74/2018/NĐ-CP là không có cơ sở pháp lý; việc cấp giấy “Xác nhận sử dụng MSMV nước ngoài” hoàn toàn không có ý nghĩa thực tế đối với công tác quản lý nhà nước. Thủ tục cấp giấy còn thủ công do một cơ quan duy nhất thực hiện, trái với định hướng và chủ trương của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh.
Trên thực tế, quy định trên đang làm phát sinh thêm thủ tục hành chính và làm gia tăng chi phí cho DN. Với số lượng lớn các sản phẩm XK hiện nay của Việt Nam, tổng chi phí của các DN phải chi trả cho việc xin Giấy xác nhận đăng ký sử dụng MSMV nước ngoài trên nhãn cho các lô hàng XK là một con số không nhỏ. Từ thực tế trên, VASEP kiến nghị Chính phủ xem xét bãi bỏ Khoản 9 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP về “bổ sung Mục 7 “Mã số mã vạch và quản lý mã số mã vạch” của Chương II “Quản lý nhà nước về mã số, mã vạch” và bổ sung Điều 19a, 19b, 19c, 19d trong Mục 7”.
Ngoài ra, VASEP đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành tạo điều kiện và hỗ trợ cho DN thủy sản thực hiện phát triển thị trường và nghiên cứu phát triển trong bối cảnh mới: Chỉ đạo và có cơ chế để khôi phục hoặc tái lập Quỹ phát triển thị trường thủy sản; ban hành chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.