【kết quả bóng đá wolfsburg】Doanh nghiệp mỹ phẩm kêu khó về chính sách quản lý

doanh nghiep my pham keu kho ve chinh sach quan lyNhiều sản phẩm nông nghiệp của Mỹ đang muốn được bán tại thị trường Việt Nam
doanh nghiep my pham keu kho ve chinh sach quan lyMỹ phẩm của Công ty Mai Mai Phương bị thu hồi do chất lượng kém
doanh nghiep my pham keu kho ve chinh sach quan lyQuảng Ninh: Phát hiện xe khách vận chuyển mỹ phẩm Trung Quốc nhập lậu
doanh nghiep my pham keu kho ve chinh sach quan lyĐình chỉ hai lô mỹ phẩm kém chất lượng
doanh nghiep my pham keu kho ve chinh sach quan ly
Các sản phẩm mỹ phẩm đang gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường. Ảnh: N.Huế.

Quy định không cần thiết

Bà Minh Thi,ệpmỹphẩmkêukhóvềchínhsáchquảnlýkết quả bóng đá wolfsburg Công ty Baker McKenzie, Thành viên Ban Pháp lý Phòng Thương mại Hoa kỳ tại Việt Nam (Amcham Vienam) cho biết, theo Luật Quảng cáo, để được quảng cáo thì chỉ cần có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Luật Quảng cáo không đề cập gì đến việc phê duyệt quảng cáo đối với sản phẩm mỹ phẩm. Luật Quảng cáo cũng có những quy định quảng cáo về mỹ phẩm sẽ do Hội đồng thẩm định quảng cáo là Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch thực hiện. Theo đó, hội đồng này sẽ xem xét về sự phù hợp của các sản phẩm quảng cáo. Việc cần phải có phê duyệt trước từ cơ quan quản lý chuyên ngành là Bộ Y tế (Theo Nghị định 181/2013/NĐ-CP) đối với sản phẩm mỹ phẩm là không cần thiết. Hơn nữa, sự phê duyệt này chỉ nhằm đảm bảo việc đáp ứng các quy định trước khi cho các sản phẩm phát sóng chứ không phải là phê duyệt để kiểm định độ an toàn của các sản phẩm mỹ phẩm. Vì việc đảm bảo sự an toàn của các sản phẩm mỹ phẩm với người tiêu dùng đã có các quy chế và hệ thống quản ý hài hoà mỹ phẩm của ASEAN thì tất cả các tiêu chuẩn, quy định an toàn về chất lượng mỹ phẩm đã có.

Theo bà Minh Thi, việc yêu cầu phê duyệt quảng cáo đối với sản phẩm mỹ phẩm đang gây khó khăn, phiền hà cho DN vì quy trình phê duyệt lâu (theo quy định là 10 ngày làm việc). Nếu trong trường hợp cơ quan quản lý cần điều chỉnh yêu cầu bổ sung thì lại tính lại từ đầu. Hơn nữa, chi phí mà DN chuẩn bị một bộ hồ sơ để lấy được phê duyệt rất tốn kém do phải in màu toàn bộ catalogue. Nếu Bộ Y tế chỉ yêu cầu điều chỉnh một vấn đề nhỏ thôi thì DN sẽ phải in lại và lại mất thêm thời gian. Chưa kể đến việc quảng cáo phải đăng ký đặt chỗ trên đài truyền hình, thời gian đặt chỗ rất lâu. Nếu cứ chờ chấp thuận phê duyệt thì yếu tố mới của việc tung sản phẩm quảng cáo ra thị trường không còn nữa. Việc này không chỉ làm giảm tính cạnh tranh của thị trường mỹ phẩm Việt Nam so với các nước khác mà còn giảm tính cạnh tranh của DN trong trong thời đại 4.0 và thương mại điện tử phát triển mạnh như hiện nay.

Cùng quan điểm như trên, ông Trịnh Kim Ngọc, đại diện Công ty P&G Việt Nam, và Chi hội Mỹ phẩm thuộc Hiệp hội Hương liệu, Tinh dầu, Mỹ phẩm Việt Nam cho biết, thời gian qua Hiệp hội Tinh dầu và Mỹ phẩm Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đề nghị các cơ quan quản lý liên quan bãi bỏ yêu cầu phê duyệt quảng cáo đối với sản phẩm mỹ phẩm, vì việc này không chỉ phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho DN mà còn giải quyết được nhiều bất cập cho DN trong quá trình thực hiện. Đơn cử như có nhiều mẫu quảng cáo đã được phê duyệt nhưng DN muốn thêm một đoạn phim từ 2-3 giây (ví dụ mua hai sản phẩm tặng 1) thì cơ quan quản lý yêu cầu phải nộp lại vì xem đó như một mẫu quảng cáo mới. Hay một số DN soạn các tờ rơi quảng cáo trong đó có một dòng sản phẩm bao gồm nhiều sản phẩm để giới thiệu với khách hàng thì cơ quan quản lý sẽ xem mỗi sản phẩm trong đó là một sản phẩm riêng biệt và cứ thế nhân lên để tính chi phí với chi phí lên gần 2 triệu/sản phẩm. Quan trọng hơn là việc phê duyệt quảng cáo mỹ phẩm không còn phù hợp, vì mỹ phẩm là mặt hàng được kiểm soát chặt chẽ nhất trong các mặt hàng lưu hành ngoài thị trường. Cách đây 10 năm khi Việt Nam ký hiệp định hài hoà mỹ phẩm với 9 nước ASEAN còn lại, thì một năm 2 lần các cơ quan quản lý về mỹ phẩm của 10 nước nhóm họp để xem xét lại các hoá chất nào còn được sử dụng, sử dụng với hàm lượng bao nhiêu và thống nhất lại các vấn đề liên quan để các quốc gia cùng thực hiện. Ngoài ra, việc quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm đều công khai và được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan chức năng, người tiêu dùng và báo chí, do vậy nếu có sai phạm rất dễ phát hiện. Vì vậy, việc bắt tất cả các DN phải nộp hồ sơ phê duyệt quảng cáo không có tác dụng gì trong việc quản lý sản phẩm mỹ phẩm ngoài thị trường mà chỉ thêm việc cho DN và cơ quan quản lý.

Rào cản tiếp cận thị trường

Một bất cập khác, theo bà Minh Thi là yêu cầu giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm NK trong thủ tục công bố mỹ phẩm (Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế) trong khi CFS chỉ nhằm xác nhận phẩm mỹ phẩm có được bán tại nước nào đó hay không chứ không phải là xác nhận về chất lượng và an toàn của mỹ phẩm. Cho nên Việt Nam yêu cầu có giấy phép đó khi NK sản phẩm mỹ phẩm là không cần thiết. Thậm chí nước cấp CFS cũng chưa chắc đã bán sản phẩm này. Mặt khác, yêu cầu về CFS của Bộ Y tế phải có dấu của cơ quan có thẩm quyền nhưng trên thực tế, tùy vào từng nước mà các cơ quan cấp CFS khác nhau như hiệp hội ngành nghề nhưng theo quy định phải hợp pháp hoá lãnh sự. Trong khi đó, để hợp thức hóa lãnh sự mất rất nhiều thời gian và nhiều nước không có quy trình đó dẫn đến DN gặp rất nhiều khó khăn.

Kiến nghị bỏ quy định này, bà Minh Thi cho rằng, hiện các nước trong khu vực không có yêu cầu về CFS đối với sản phẩm mỹ phẩm. Theo quy định của ASEAN về sản phẩm mỹ phẩm NK thì CFS không phải là văn bản bắt buộc. Phụ lục sản phẩm đính kèm theo CPTPP cũng đã quy định rất rõ không bên nào được yêu cầu một sản phẩm mỹ phẩm phải có CFS như một điều kiện để sản phẩm đó được tiếp thị, phân phối, bán trong lãnh thổ của bên đó. Theo quy định này thì Bộ Y tế sẽ bỏ yêu cầu về CFS đối với các sản phẩm của các nước trong Hiệp định Đối tác toàn diện và chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhưng Amcham kiến nghị Bộ Y tế bỏ quy định đối với tất cả các sản phẩm đến từ các nước không phải chỉ có các nước trong CPTPP để tạo sự thống nhất và phù hợp cho các quy định pháp luật

Đại diện Công ty Jonhson&Jonhson cũng cho rằng, quy định pháp luật của ngành mỹ phẩm Việt Nam đang đi sau so với các nước trong khu vực và đi sau cả các mặt hàng do Bộ Y tế quản lý. So về mức độ an toàn của mỹ phẩm và thực phẩm thì mỹ phẩm an toàn hơn nhiều lại kiểm soát chặt chẽ hơn. Trong đó khi đó mỹ phẩm phải công bố mất nửa năm mới tiếp cận thị trường trong khi thực phẩm tự công bố bán được ngay. Mỹ phẩm đang bị xét duyệt về quảng cáo trong khi thực phẩm đã được loại bỏ. Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang được đánh giá là nhiều rào cản nhất trong các nước khu vực. Hiện nay các nước trong khu vực đã bỏ việc phê duyệt quảng cáo mỹ phẩm, cũng không cần phải tiếp nhận công bố, DN có thể công bố sản phẩm rồi bán luôn trong ngày. Trong khi đó các sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam phải công bố, mất 1-2 tháng cộng với 2-3 tháng thu thập hồ sơ trước khi công bố là mất tổng cộng khoảng nửa năm mới được đưa ra thị trường.

Liên quan đến các quy định về CFS, theo Luật sư Nguyễn Quốc Phong, Văn phòng Luật Aliat Legal, quy định của

Bộ Y tế, các sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm thì CFS của nước XK phải được ban hành bởi cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế CFS ở một số quốc gia là do DN tự công bố và được xác nhận bởi Hiệp hội hoặc một tổ chức phụ trách về DN chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy khi DN nộp CFS thường bị cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam từ chối vì lý do giấy tờ không được được ban hành bởi quan có thẩm quyền của nước XK gây rất nhiều khó khăn cho việc đăng ký lưu hành sản phẩm ở Việt Nam. Do vậy, các cơ quan quản lý phải cần phải xem xét và điều chỉnh lại quy định cho phù hợp