Tái cơ cấu ngân sách và nợ công- thành tựu lớn của ngành Tài chính | |
Nợ công đã dần an toàn | |
Nợ công đã an toàn hơn |
Kỳ hạn vay giai đoạn 2012 - 2013 bình quân trên 3 năm (vay trong nước),ợcônggiảmTínhiệunânghạngtínnhiệmquốnhận định deportivo đến giai đoạn hiện nay đã trên 13 năm. |
Vẫn nằm trong ngưỡng an toàn
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, do nhu cầu rất lớn, ngân sách vẫn phải bội chi và phải vay nhưng tốc độ tăng vay của giai đoạn 2016 - 2019 chỉ hơn 8% so với giai đoạn 2011 - 2015 là 18,6%. Đến nay, tốc độ tăng của nợ công đã giảm mạnh. Chính vì thế, tỷ lệ nợ công so với GDP các năm qua đều đạt kế hoạch và giảm rất sâu. Năm 2016, tỷ lệ nợ công là 63,3% GDP, nhưng đến năm 2019 dự kiến là 56,1% GDP và năm 2020 ước chỉ còn khoảng 54,3% GDP.
Điều đáng nói đó là giai đoạn vừa qua cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, ngành Tài chính đã rất nỗ lực trong cơ cấu lại nợ công. Nợ công chủ yếu là trái phiếu Chính phủ vay trong nước, giai đoạn trước vay nước ngoài chiếm hơn 60% nhưng giai đoạn này vay nước ngoài chỉ còn 39% và vay trong nước là 61%. Kỳ hạn vay giai đoạn 2012 - 2013 bình quân trên 3 năm (vay trong nước) thì đến giai đoạn hiện nay đã trên 13 năm. Danh mục nợ trái phiếu Chính phủ, nếu như trước kia bình quân trên 2 năm thì nay xấp xỉ đạt 7 năm, nên áp lực phải vay đảo nợ đã giảm sâu. Đặc biệt, lãi suất vay đã giảm sâu. Nếu như những năm 2011 - 2013 có những khoản vay 12 - 13%/năm, kỳ hạn vay 3 năm, thì đến năm 2017 - 2019 vay bình quân đã lên đến 12 - 13 năm cũng chỉ phải trả lãi là 4,6 - 4,7%.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư trái phiếu đã đa dạng hơn, chúng ta có quyền lựa chọn nhà đầu tư, luồng vốn đầu tư. Nếu như giai đoạn trước vay từ ngân hàng thương mại chiếm 78 - 80% thì đến nay chỉ còn khoảng hơn 40%, còn lại là nhà đầu tư khác như các Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tham gia đầu tư, nghĩa là đã thu hút vốn được từ nhiều nguồn. Nhiều nhà đầu tư sẽ cạnh tranh và hạ lãi suất xuống, đảm bảo ổn định thị trường trái phiếu Chính phủ nói chung và thị trường cho vay dài hạn nói riêng của hệ thống ngân hàng thương mại.
Trong bối cảnh đó, theo quy định tại Luật Quản lý nợ công, tổng vay mà Quốc hội thông qua hàng năm có hai khoản vay là vay bù đắp bội chi và vay trả nợ. Thực tế trong thời gian qua, việc vay để trả nợ của chúng ta làm tốt hơn nhiều, kỳ hạn dài ra, lãi suất giảm đi, góp phần cơ cấu lại chất lượng của nợ công.
Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã dự báo, với tình hình thực hiện vay, trả nợ và các hạn mức nợ như hiện nay, dự kiến đến cuối năm 2019, nợ công ở mức 56,1% GDP, nợ Chính phủ ở mức 49,2% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN khoảng 19,5%; nợ nước ngoài quốc gia khoảng 45,8% GDP. Như vậy, có thể nói, các chỉ tiêu nợ so với GDP duy trì trong các ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép và tiếp tục xu hướng giảm của năm 2018.
Còn 54,3% GDP vào cuối 2020
Về tình hình năm 2020, các chỉ tiêu nợ so với GDP nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm khi Chính phủ dự báo đến cuối năm 2020 nợ công khoảng 54,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP khoảng 45,5%.
Trong bối cảnh dự báo điều kiện thị trường vốn quốc tế sẽ thắt chặt hơn trong thời gian tới, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ khả năng cũng sẽ tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, nhìn chung, mặt bằng lãi suất bình quân nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn duy trì ở mức thấp (2,0%/năm tính đến 31/12/2019) do trên 96% khoản vay nước ngoài có điều kiện vay ODA, vay ưu đãi. Yếu tố này góp phần quan trọng giúp duy trì chỉ tiêu trả nợ trên thu NSNN trong ngưỡng an toàn (cuối năm 2019 ở mức 19,5 -20,5% so với ngưỡng được Quốc hội cho phép là 25%, so với mức 15,9% cuối năm 2018) và được Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá tích cực khi phân tích tính bền vững danh mục nợ của Việt Nam. Dự kiến, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN năm 2020 khoảng 23%, tiến gần ngưỡng 25% được Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiều dấu hiệu khả quan song không thể phủ nhận nhiều vấn đề tồn tại. Đó là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài, rất chậm. Bên cạnh đó, tuy quy mô danh mục nợ Chính phủ đến cuối năm 2019 được kiểm soát tốt ở mức 49,2% GDP (so với mức 52,7% vào năm 2016; 50,0% vào năm 2018), cùng với ảnh hưởng của việc Việt Nam tốt nghiệp IDA (vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới) kể từ năm 2017, các chỉ tiêu chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây. Rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (10,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2020), tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho NSNN. Rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỷ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng.
Một yếu tố khác là mặc dù tỷ lệ vay bằng đồng Việt Nam đã tăng lên (từ 55% vào cuối năm 2015 lên 62,3% dư nợ Chính phủ tính đến hết năm 2019), song danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn tập trung vào 3 loại tiền chủ đạo gồm USD, JPY và EUR, là những đồng tiền có biến động lớn trong thời gian vừa qua.
Về tổng thể, công tác quản lý nợ công đã thực hiện tốt mục tiêu tổ chức huy động vốn với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý cho đầu tư phát triển. Các chỉ tiêu nợ được kiểm soát chặt chẽ và nằm trong giới hạn theo các Nghị quyết của Quốc hội, góp phần quan trọng trong việc tiếp tục cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.
Tới đây, Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường kỷ luật tài chính – ngân sách; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; bảo đảm công khai, minh bạch. Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách; quản lý, sử dụng hiệu quả nợ công, tài sản công. Việc vay nợ nước ngoài phải tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, phát huy hiệu quả đồng vốn.
Với những kết quả đạt được đó, hứa hẹn thời gian tới, nợ công sẽ tiếp tục giảm, cơ cấu bền vững hơn, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch Tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, Bộ Tài chính đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng để quản lý NSNN và an toàn nợ công. Luật Quản lý nợ công 2017 được Quốc hội thông qua vào năm 2017, chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã bám sát mục tiêu, giải pháp đề ra tại các nghị quyết để thực hiện, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh, tăng vay về cho vay lại và rà soát các hiệp định đảm bảo đúng quy định. |