【kqbd bulgaria】Có nên cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ không?
Thưa bác sĩ,ónênchotrẻuốngsữatrướckhiđingủkhôkqbd bulgaria trẻ nhỏ có nên cho uống sữa ngay trước khi đi ngủ? Bữa ăn cần cách ra trước khi đi ngủ cho trẻ như thế nào? Nếu ăn gần quá trước khi đi ngủ có tốt không? Xin cảm ơn bác sĩ. Độc giả Phương Hà (Thanh Hóa)
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam,tư vấn:
Nên cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ, trẻ sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
Một số hợp chất trong sữa như tryptophan và melatonin có thể giúp người dùng dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Tryptophan là một axit amin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có chứa protein.
Hợp chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh được gọi là serotonin. Serotonin giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường thư giãn và hoạt động như một tiền chất trong việc sản xuất hormone melatonin.
Melatonin, còn được gọi là hormone ngủ, được giải phóng bởi não bộ. Hormone này giúp điều chỉnh nhịp sinh học và chuẩn bị cho cơ thể bước vào một chu kỳ giấc ngủ khi cần thiết. Những hormone này đã được chứng minh rằng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và tâm trạng.
Cho trẻ ăn gần giờ đi ngủ có tốt không?
Cha mẹ cần biết ăn tối muộn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Bé sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn những gì cơ thể yêu cầu. Bữa ăn muộn thường xảy ra gần với giờ đi ngủ của trẻ, khi sự trao đổi chất của trẻ thấp hơn và cơ thể đốt cháy ít calo hơn. Lượng calo thừa sau đó sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Hệ tiêu hóa của trẻ cũng có ít thời gian hơn để nghỉ ngơi và phục hồi vì phải xử lý các bữa ăn muộn. Chất lượng chế độ ăn uống kém là một phần của vấn đề vì thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế thường là lựa chọn ưu tiên cho bữa tối.
Nếu giữ thói quen ăn sát giờ đi ngủ, trẻ sẽ tăng cân do ăn quá nhiều, dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.
Ăn khuya cũng liên quan đến sự gián đoạn đồng hồ sinh học của cơ thể nguyên nhân do phản ứng của glucose và insulin với thức ăn được ăn trong giai đoạn này bị rối loạn, dẫn đến kháng insulin theo thời gian.
Bữa ăn muộn trước khi đi ngủ (với các loại thức ăn như sữa, bột, cơm, hoa quả...) không kịp tiêu hoá hết trong hệ tiêu hoá cộng thêm việc lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn bình thường trong giấc ngủ của trẻ gây ứ đọng, đầy hơi, trướng dạ dày.
Điều này dẫn đến hiện tượng trào ngược lên thực quản, dịch này rỉ vào họng, rồi tràn tới thanh quản. Với tình trạng dịch vị của dạ dày trào lên ngược lên thực quản thường xuyên, về lâu dài có thể gây viêm thực quản dẫn đến ho.
Hiện tượng trào ngược thực quản do ăn quá no hoặc thời gian ăn gần giờ đi ngủ này gặp ở cả người lớn nhưng rõ nhất là ở trẻ em.
Những trẻ gặp phải tình trạng này thường có biểu hiện bị ho về đêm, thậm chí cả ban ngày khi nằm nghỉ, chơi hay ngủ. Một số trẻ còn bị trào ngược lên tận mũi gây viêm mũi kéo dài, rất khó chịu và nguy cơ sặc hay nghẹt thở rất cao.
Nếu không được can thiệp sớm, việc ăn tối muộn sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành và khó sửa hơn. Điều này có thể trở thành mãn tính và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Bữa ăn cần cách giờ đi ngủ như thế nào?
Tuân theo giờ ăn chính thông thường với thời gian ăn nhẹ lành mạnh ở giữa. Ví dụ, cho trẻ ăn sáng lúc 7h, bữa phụ lúc 10h, bữa trưa lúc 13h, bữa phụ buổi chiều lúc 16h và bữa tối lúc 19h, không có bữa ăn khuya. Điều này sẽ ngăn chặn cảm giác thèm ăn và ăn quá nhiều trong suốt cả ngày, đặc biệt là vào buổi tối muộn.
Bú sữa pha bằng nước sông lắng phèn, trẻ xuất huyết tiêu hóa nặngBé gái 3 tháng tuổi được chuyển lên TP.HCM với chẩn đoán viêm ruột nhiễm trùng. Khai thác thông tin, bác sĩ mới biết trẻ được uống sữa pha bằng nước sông lắng phèn, không được đun sôi.