【vo đich y】Tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ ‘chững lại" trong nửa cuối năm
Đây là nhận định được bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư,ăngtrưởnglợinhuậnngànhngânhàngsẽchữnglạitrongnửacuốinăvo đich y Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) đưa ra tại Chương trình Tư vấn đầu tư với chủ đề “Ngành ngân hàng – Điểm sáng từ câu chuyện tăng vốn”, diễn ra ngày 28/7.
Ước tính lợi nhuận tăng trưởng nửa cuối năm toàn ngành ngân hàng khoảng 13%Theo bà Hoàng Việt Phương, ngành ngân hàng Việt Nam vẫn có nhiều dư địa tăng trưởng so với các nước khu vực. Theo đó, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng trong nước hiện nay khoảng 15, trong khi ở Thái Lan, Philippines… chỉ khoảng 10 - 11%. Cùng với đó, các ngân hàng trong nước cũng còn nhiều dư địa để tăng trưởng phí, nguồn thu khác.
Đánh giá về kết quả kinh doanh của ngành này trong nửa đầu năm, Giám đốc SSI Research cho hay, trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận phần lớn các ngân hàng tăng 50 - 70%. Nguyên nhân là do nửa đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát, lợi nhuận doanh nghiệp và ngân hàng đều bị ảnh hưởng, do đó nền dữ liệu so sánh sẽ thấp hơn. Mặt khác, lãi suất huy động giảm và ở mức thấp trong thời gian dài, điều này tạo thuận lợi cho ngành ngân hàng giảm chi phí huy động vốn.
Một nguyên nhân chủ quan cũng được Giám đốc SSI Research đưa ra là do khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng đã tốt hơn trước, phương pháp quản trị hiệu quả hơn. Chi phí hoạt động thấp hơn và đã giảm liên tục 4 năm qua, chủ yếu liên quan đến bán lẻ. Cuối cùng, “các ngân hàng đang xây dựng các sản phẩm tài chính, bảo hiểm nhân thọ, thẻ thanh toán, giúp nguồn thu của ngân hàng đa dạng hơn” – bà Phương phân tích thêm.
Bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc SSI Research (ở giữa), chia sẻ thông tin tại chương trình. |
Tuy nhiên, theo bà Hoàng Việt Phương, trong nửa cuối năm 2021, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ của các nhà băng sẽ chậm hơn so với nửa đầu năm. Nguyên nhân là do các yếu tố thuận lợi không nhiều như giai đoạn đầu năm. “Chúng tôi ước tính lợi nhuận tăng trưởng nửa cuối năm toàn ngành khoảng 13%. Tuy nhiên, đến năm 2022, con số này sẽ nâng lên 21% - mức này vẫn cao hơn so với các công ty niêm yết được ước tính” – Chuyên gia của SSI Research cho biết.
“Diễn biến cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ phân hóa. Do đó, nhà đầu tư có thể tìm cổ phiếu các ngân hàng duy trì được tăng trưởng lợi nhuận và có câu chuyện riêng như tăng vốn để tạo động lực cho dài hạn” - bà Hoàng Việt Phương khuyến nghị.
Tăng vốn rất quan trọng với các nhà băng giai đoạn này
Đề cập tới câu chuyện tăng vốn, bà Hoàng Việt Phương cho rằng, tăng vốn là yếu tố thách thức đối với các ngân hàng Việt Nam. Phần lớn các ngân hàng trong khu vực đã đạt chuẩn Basel III, trong khi Việt Nam mới phổ biến ở Basel II. Mặc khác, tốc độ nâng vốn điều lệ chưa theo kịp tốc độ tăng của tài sản rủi ro, do vậy, tăng vốn có vai trò rất quan trọng đối với nhiều ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Theo ông Nguyễn Hưng – Tổng giám đốc Ngân hàng TPBank, các ngân hàng tuân thủ Basel II và một số quy định của Ngân hàng Nhà nước sẽ được ưu tiên phân bổ tín dụng mỗi năm. Phần lớn các ngân hàng Việt Nam hiện nay có hệ số an toàn vốn (CAR) khoảng 9%, một số ngân hàng có vốn nhà nước còn thấp hơn, trong khi yêu cầu tối thiểu là 8%. Như vậy, dư địa để các ngân hàng mở rộng các hoạt động hạn chế. “Đơn cử, nếu ngân hàng muốn tham gia vào hoạt động trái phiếu, danh mục rủi ro hoặc đẩy mạnh tín dụng, sẽ phải tăng lượng vốn tự có lên tương ứng để đảm bảo CAR duy trì trên 8%” - ông Nguyễn Hưng nêu ví dụ.
Theo tiêu chuẩn quy định của Ngân hàng Nhà nước, một ngân hàng muốn được xếp hạng A cần duy trì CAR trên 10% cho vốn cấp 1 và vốn cấp 2 là trên 12%. Nếu tiến tới Basel III, hệ số này sẽ tiếp tục nâng lên thêm 2,5% so với trước. Vốn cấp 1 tự có phải cao hơn. Do vậy, “ngân hàng luôn trong nhu cầu cần tăng vốn thì mới có cơ hội để tăng tín dụng và tăng trưởng tài sản. Ngân hàng nào có quy mô vốn, tài sản lớn thì sẽ có năng lực chống cự rủi ro tốt hơn trước các biến động thị trường và mới có cơ hội để tăng trưởng” - lãnh đạo TPBank cho hay./.
Duy Thái