Khách đông
TheêmhoạtđộngtạicầuNgóiThanhToàbóng đá đan mạch hôm nayo thống kê của UBND xã Thủy Thanh, hàng ngày chưa tính đến khách trong nước, khách quốc tế có khoảng từ 200 - 300 người đến viếng thăm cầu Ngói Thanh Toàn. Đây là con số khá lớn đối với một điểm di tích. Tuy nhiên, khách đến tham quan thì đông, song nguồn thu của dân cũng như địa phương rất khiêm tốn, bởi có rất ít khách mua vé tham quan nhà nông cụ (20.000đ/vé/khách); hơn nữa, ở đây các dịch vụ phục vụ du khách như nhà hàng, quầy bán hàng lưu niệm chưa có nên dù người dân sống trong vùng di tích vẫn không thu được đồng nào từ phát triển du lịch của địa phương.
Hội bài chòi ở cầu Ngói Thanh Toàn. Ảnh: HK
Chị Nguyễn Thị Chánh, người dân ở đây, cho hay: “Chúng tôi không có vốn nên muốn mở một quầy bán hàng lưu niệm cho khách hoặc quầy bán nông sản địa phương trong vùng nhưng vẫn chưa thể thực hiện. Đây là rào cản rất lớn đối với người dân địa phương”. Còn chị Phan Thị Thu, bán hàng ăn uống, thì nói rằng: “Chúng tôi muốn bán hàng ăn cho khách nhưng mặt bằng không có, muốn đầu tư phải tốn kém rất nhiều tư thuê đất, thuê nhà, đầu tư cơ sở vật chất… nên vẫn bán hàng ăn theo kiểu tạm bợ”.
Anh Nguyễn Mậu Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh, trăn trở: “Ít có địa điểm di tích nào hút khách như cầu Ngói Thanh Toàn, hàng ngày khách đến tham quan rất đông, còn vào những dịp lễ hội trong chuỗi sự kiện của Festival Huế thì cầu Ngói đón hàng vạn lượt khách mỗi ngày, song người dân vẫn chưa hưởng lợi được từ khách du lịch. Đây là điều trăn trở rất lớn của địa phương. Chúng tôi đã có nhiều cuộc họp bàn, có những đề xuất nhưng vẫn chưa giải quyết được mấu chốt vấn đề. Tuy nhiên, vừa qua, xã đã có đề án phát triển du lịch và đã được thị xã phê duyệt, cho ý kiến để phát triển. Đây là điều đáng mừng”.
Nhiều giải pháp thu hút khách
UBND xã Thủy Thanh đang chuẩn bị triển khai một số giải pháp để thu hút khách du lịch về với cầu Ngói Thanh Toàn, trong đó, xã đang cấp kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân sửa chữa lại các chiếc thuyền chuyên chở lúa thành thuyền chở khách du lịch trải nghiệm trên sông Như Ý; mở rộng thêm sông Như Ý để tổ chức đua thuyền; giải tỏa các hộ dân sống trong vùng di tích còn lại (trước đây đã giải tỏa được 4 hộ) để triển khai quy hoạch, trong đó, quy hoạch hệ thống bán hàng lưu niệm, các quầy giải khát, ăn uống; tổ chức thường xuyên phiên chợ đêm cầu Ngói Thanh Toàn, mời các hãng lữ hành để quảng bá tour du lịch đưa khách đi bằng thuyền từ Đập Đá về cầu Ngói Thanh Toàn.
Anh Mậu Hoà phân tích: “Chúng tôi đã đi khảo sát rất nhiều địa điểm để đưa khách du lịch đi bằng thuyền từ Huế về, song chỉ có một điểm rất thuận lợi, đó là khách sẽ đi từ Đập Đá xuôi theo dòng sông Như Ý về cầu Ngói, hơn nữa, đoạn sông này hiện rất đẹp, không có bèo. Trong năm, cũng đã có hơn 10 chuyến các hãng lữ hành đưa khách bằng thuyền theo tuyến này rồi, song số lượng như thế là chưa nhiều. Sắp tới, chúng tôi muốn đẩy mạnh tour này”.
Người dân rất mong chờ chiến lược phát triển du lịch mới được triển khai sớm, bởi khi cầu Ngói Thanh Toàn có quy hoạch tổng thể, với chiến lược phát triển du lịch rõ ràng thì sẽ giúp cho người dân phát triển được kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập.
Khôi Nguyên