【ket qua bong da keo nha cai】Vận hành hồ chứa thủy lợi gặp nhiều thách thức do biến đổi khí hậu
Dịch vụ thủy lợi từ cơ chế phí sang giá phù hợp với sự phát triển của xã hội Công bố quy hoạch phòng,ậnhànhhồchứathủylợigặpnhiềutháchthứcdobiếnđổikhíhậket qua bong da keo nha cai chống thiên tai và thủy lợi Quốc gia |
Đó là thông tin tại Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới” do Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 19/11.
Diễn đàn hướng tới mục tiêu nâng cao vai trò và hiệu quả của các hoạt động truyền thông, thông tin và cảnh báo sớm, nhằm bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
Theo quy hoạch đến năm 2030, ngành thủy lợi dự kiến xây dựng thêm 31 hồ chứa nước để tăng dung tích trữ lên 1,92 tỷ m3. Bên cạnh đó, nâng cao dung tích các 8 hồ chứa nước có đủ điều kiện để tăng dung tích chứa lên 360 triệu m3... |
Tại diễn đàn, cung cấp thông tin tổng thể về hiện trạng và quy hoạch hệ thống hồ chứa thủy lợi Việt Nam, ông Đỗ Văn Thành - Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi cho biết, với gần 8.000 đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi với tổng dung tích khoảng 68 tỷ m³ nước. Trong đó, có 7.315 đập, hồ chứa thủy lợi, với tổng dung tích 15 tỷ m3 với 4 hồ quan trọng đặc biệt gồm Cửa Đạt, Ngàn Trươi, Tả Trạch, Dầu Tiếng.
Hồ Sông Cái Ninh Thuận có dung tích 219 triệu m3. Ảnh: TL |
Tuy nhiên theo ông Đỗ Văn Thành, việc quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi gặp nhiều thách thức do biến đổi khí hậu khiến tần suất và cường độ mưa lũ tăng; hầu hết các hồ chứa thủy lợi được xây dựng trước năm 2000, khi thiết kế chưa đánh giá hết khả năng thoát lũ ở hạ du; tại nhiều khu vực, nhu cầu nước cho sản xuất lớn hơn khả năng đáp ứng của hồ chứa…
Do đó, trong thời gian tới, ông Thành kiến nghị ngành thủy lợi cần tăng cường thể chế, chính sách trong quản lý, đầu tư, bảo vệ công trình hồ chứa, đập dâng nhằm phát huy hiệu quả công trình và đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du; xây dựng và điều chỉnh quy trình vận hành,... đặc biệt là đối với các hồ chứa, đập dâng vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tính toán quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành công trình, tích cực nghiên cứu cơ chế huy động đa dạng nguồn lực trong đầu tư, khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa, đập thủy lợi.
Quang cảnh diễn đàn. |
Ông Lương Văn Anh - Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi cũng cho hay, về mặt pháp lý, các hồ chứa thủy lợi phải được vận hành theo quy trình vận hành được lập, phê duyệt, công bố công khai theo quy định nhưng hiện mới chỉ có 28% số hồ được lập quy trình vận hành. Việc vận hành theo quy trình vận hành hiện nay chủ yếu căn cứ vào các yếu tố thời tiết dự báo (dự báo mưa), do thiếu các thiết bị đo mưa trên lưu vực hồ chứa.
Sau bão số 3, hệ thống thủy lợi Bắc Ninh nói riêng và các tỉnh nói chung phát sinh nhiều bất cập. Chẳng hạn, khu vực địa phương có cơ cấu tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ cao như Bắc Ninh cần chuyển dịch sang hướng tăng cường năng lực tiêu thoát, ngoài khả năng tưới.
Cũng theo vị Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi, trên cơ sở nhận diện những khó khăn thách thức, thời gian tới, Cục Thủy lợi sẽ tham mưu Bộ NN&PTNT, Chính phủ xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách; thực hiện thể chế, chính sách về quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi; hiện đại hóa hệ thống quản lý vận hành hồ chứa thủy lợi; đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi.../.
Cùng với an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa được xác định là vấn đề quan trọng của quốc gia. Chính vì đó, ngày 23/6/2022 Bộ Chính trị đã có Kết luận số 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. |