【soi kèo hoàng anh gia lai】Đòn bẩy công nghiệp hóa
Nhắc đến Phú Giáo nhiều người thường nghĩ đến ngay một huyện thuần nông với những vườn cao su bạt ngàn, những mô hình trồng lan, nấm hay Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái. Nhưng giờ đây, Phú Giáo đang chuyển mình phát triển với đòn bẩy công nghiệp hóa.
Công nghiệp huyện Phú Giáo đang phát triển mạnh. Trong ảnh: Nhà máy sản xuất lốp cao su bán thép tại Cụm công nghiệp Tam Lập I, xã Tam Lập. Ảnh: ĐÌNH TRỌNG
Công nghiệp chuyển mình
Những năm trước công nghiệp chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế của huyện Phú Giáo, nhưng hiện nay công nghiệp trên địa bàn đang có bước phát triển mạnh. Hiện nay, đến xã Tam Lập - một xã nằm xa trung tâm huyện Phú Giáo, mọi người sẽ thấy ngay một nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô. Đó là Dự án nhà máy luyện và sản xuất lốp cao su bán thép của Tập đoàn Hưng Hải Thịnh, đang được gấp rút hoàn thành để kịp đưa vào vận hành đầu năm 2019 tại Cụm công nghiệp Tam Lập 1. Được biết, khi đi vào hoạt động đây sẽ là nhà máy lốp cao su bán thép lớn hàng nhất nhì khu vực Đông Nam Á; giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động; sản phẩm chủ yếu xuất khẩu đi các thị trường châu Âu, Mỹ.
Bà Trần Thị Thanh Tuyến, đại diện chủ đầu tư Cụm công nghiệp Tam Lập 1, cho biết: “Những ngày đầu lãnh đạo Tập đoàn Hưng Hải Thịnh tìm hiểu môi trường đầu tư tại Phú Giáo, nhiều ý kiến cho rằng rất khó để phát triển công nghiệp tại huyện này. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc với địa phương, đánh giá tình hình thực tế, chúng tôi tin chắc sẽ triển khai thành công dự án của mình. Tôi tin chắc rằng, việc triển khai thành công dự án không chỉ là chuyện kinh doanh thông thường mà còn góp phần tạo sức bật phát triển công nghiệp trong toàn huyện”.
Sự hình thành và phát triển của Cụm công nghiệp Tam Lập 1 là minh chứng sống động cho tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Giáo trong nỗ lực chuyển mình công nghiệp hóa. Trong giai đoạn 2010-2015, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) của huyện đã có bước chuyển biến tích cực, đúng định hướng; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13,41%. Tuy nhiên, ngành công nghiệp của huyện trong giai đoạn này chỉ tập trung phát triển các ngành như chế biến cao su, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản.
Năm 2015, toàn huyện Phú Giáo có 473 cơ sở sản xuất CN-TTCN với 2.835 lao động, trong đó có 5 doanh nghiệp Nhà nước, 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là các cơ sở CN-TTCN ngoài Nhà nước. Phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở CN-TTCN trên địa bàn huyện có quy mô vừa và nhỏ. Năm 2015, Phú Giáo đã đặt mục tiêu công nghiệp hóa mạnh mẽ, thể hiện qua chương trình hành động “Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Giáo giai đoạn 2016-2020”.
Theo đó, mục tiêu huyện đề ra là phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của huyện; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Công nghiệp hóa sẽ đi đôi với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và các khu dân cư theo quy hoạch; từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng huyện Phú Giáo trở thành huyện nông thôn mới. Huyện cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển sản xuất công nghiệp; phấn đấu đến năm 2020 công nghiệp của huyện phải tạo được bước chuyển biến cơ bản, ngành công nghiệp thực sự là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế dịch vụ và nông nghiệp của huyện phát triển.
Phát triển kinh tế xanh bền vững
Từ năm 2016 đến nay, Phú Giáo đã có những bước đi rõ ràng, quyết liệt nhằm cụ thể hóa mục tiêu công nghiệp hóa toàn huyện. Theo đó, huyện đã phân bổ không gian phát triển công nghiệp toàn huyện một cách hài hòa, hợp lý. Đối với xã Tam Lập, huyện chủ trương xây dựng khu công nghiệp thu hút các ngành công nghiệp sạch, có hàm lượng công nghệ cao và các ngành công nghiệp phụ trợ. Đối với các xã Vĩnh Hòa, Phước Hòa, huyện gắn phát triển công nghiệp với phát triển đô thị và dịch vụ, thu hút các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Đối với các xã còn lại, huyện chủ trương phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp.
Nhờ có chủ trương, định hướng đúng đắn ngay từ đầu nên công tác thu hút đầu tư của Phú Giáo trong những năm gần đây đã được đẩy mạnh và nhanh chóng mang lại hiệu quả. Để thu hút các nhà đầu tư đến làm ăn, huyện đã xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt; tích cực mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, trong đó ưu tiên các ngành công nghiệp sạch, có hàm lượng công nghệ cao và các ngành công nghiệp phụ trợ.
Thời gian qua, Phú Giáo cũng đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong phát triển công nghiệp, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp địa phương. Huyện Phú Giáo cũng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; phát triển công nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp nhằm đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa nông thôn, sản xuất gắn với vùng phát triển nguyên liệu, từng bước chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động địa phương.
Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhất là ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, ít gây ô nhiễm môi trường, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành nghề nông thôn, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Địa phương còn thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút và kêu gọi các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, từ đó tạo động lực cho các ngành công nghiệp trên địa bàn phát triển.
Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2018, giá trị sản xuất ngành CN-TTCN của huyện Phú Giáo đạt 1.978,45 tỷ đồng, tăng 13,24% so với cùng kỳ năm trước, đạt 67,18% so kế hoạch năm 2018. Đến nay, toàn huyện có 516 cơ sở CN-TTCN quy mô vừa và nhỏ, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 3.000 lao động tại địa phương.
Ông Đoàn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo, cho biết đến nay, chủ trương phát triển CN-TTCN của huyện đã thu được những kết quả tích cực. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đến Phú Giáo đầu tư làm ăn lâu dài. Đó là tín hiệu đáng mừng và không phải là sự ngẫu nhiên, mà là kết quả của sự nỗ lực lớn của huyện trong thời gian qua. Các nhà đầu tư khi đến Phú Giáo đều được địa phương tạo điều kiện thuận lợi, như tiếp cận quỹ đất sạch, thủ tục hành chính nhanh gọn… Đặc biệt, huyện đã thành lập được hội doanh nghiệp; cùng với đó thường xuyên tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Đây là cách làm kịp thời, thể hiện sự nhạy bén, cầu thị của địa phương đối với các nhà đầu tư.
Thực hiện Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 12-1-2015 của UBND tỉnh, huyện Phú Giáo được phê duyệt quy hoạch 5 cụm công nghiệp với tổng diện tích 307,84 ha, trong đó Cụm công nghiệp Tam Lập 1 có diện tích 68,24 ha, được hình thành đầu tiên. Đến nay, Cụm công nghiệp Tam Lập 1 đang triển khai thực hiện xây dựng hạ tầng, thu hút dự án đầu tư; tổng vốn đầu tư hạ tầng dự kiến 360 tỷ đồng; diện tích đất quy hoạch 61,224 ha, với Dự án nhà máy luyện và sản xuất lốp cao su bán thép. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các Cụm công nghiệp Tam Lập 2 (52,1 ha), Vĩnh Hòa 1 (70,3 ha), Vĩnh Hòa 2 (50,66 ha) và Phước Hòa (66,62 ha). Chỉ riêng trong năm 2017, huyện đã trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho phép triển khai thực hiện đầu tư thêm Cụm công nghiệp Tam Lập 2 và Cụm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại xã Phước Hòa. Huyện cũng đang triển khai thực hiện việc thành lập một khu công nghiệp trên địa bàn với quy mô 500 ha nhằm phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư.