【tỷ số tối nay】Hướng đi mới cho đường thốt nốt

VHO - Thốt nốt là cây đặc trưng gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Với hơn 60.000 cây thốt nốt nằm rải rác tại các xã An Phú,ướngđimớichođườngthốtnốtỷ số tối nay Văn Giáo, An Cư, An Hảo (TX Tịnh Biên) và Châu Lăng, Lương Phi, Ô Lâm (huyện Tri Tôn), mùa nấu đường bắt đầu vào tháng 11 âm lịch đến đầu mùa mưa năm sau, đã nuôi sống gần 1.000 hộ người dân tộc Khmer nơi đây.

 Hướng đi mới cho đường thốt nốt - ảnh 1
Chị Néang Hiếp ở ấp Tà On (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn) đã gắn bó với nghề làm đường thốt nốt hơn chục năm

 Không dừng lại ở đó, sản phẩm đường thốt nốt cũng đã trở thành một món quà không thể thiếu đối với du khách trong và ngoài nước trong mỗi chuyến du lịch đến vùng Bảy Núi.

Những ngày này, nhìn trên ngọn cây thốt nốt rất dễ bắt gặp những người đi lấy nước thốt nốt để nấu đường. Anh Chau Kul, ấp Tà Lọt (xã An Hảo, TX Tịnh Biên) cho biết, nước thốt nốt được lấy từ bông của cây thốt nốt, cây thốt nốt rất cao nên phải dùng những cây tre dài, có nhiều nhánh làm thang để leo lên ngọn. Để lấy nước phải cắt phần ngọn những cuống bông, nước từ cuống bông sẽ chảy ra. Sau đó, dùng ống tre gai hoặc các loại bình nhựa để hứng nước. “Điểm đặc biệt ở cây thốt nốt là có phân biệt giữa cây đực, cây cái và bông đực, bông cái. Cây thốt nốt đực chỉ có bông không có trái, lượng nước cũng nhiều hơn vì vậy khi lấy nước thường chọn cây thốt nốt đực. Bông thốt nốt cũng tương tự như vậy…”, anh Chau Kul chia sẻ.

Nếu công việc lấy nước thốt nốt chỉ dành cho đàn ông thì nấu đường là công việc dành riêng cho phụ nữ. Chị Néang Hiếp ở ấp Tà On (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn) cho biết, nước thốt nốt được nấu khoảng từ 4 - 5 giờ là cô đặc lại thành đường dạng lỏng. Sau khi cô đặc đạt yêu cầu, chảo được nhắc ra khỏi lò, khuấy liên tục để còn màu vàng tươi đặc trưng của đường. Bình quân khoảng 8 - 10 lít nước thốt nốt sẽ thu về 1kg đường. “Hiện gia đình đang sở hữu 20 cây thốt nốt, bình quân mỗi ngày nấu được 20kg đường, bán cho các cơ sở với giá 25.000 đồng/kg”, chị Néang Hiếp chia sẻ.

 Hướng đi mới cho đường thốt nốt - ảnh 2
Đường thốt nốt đã thành một trong những món đặc sản của đồng bào Khmer nói riêng, bà con vùng Bảy Núi nói chung

 Sản phẩm đường thốt nốt không chỉ được người tiêu dùng trong nước biết đến mà ở nước ngoài cũng rất ưa chuộng, bởi đặc tính thơm ngon và đặc trưng vùng, miền của sản phẩm. Do mùa nấu đường trùng với mùa hành hương nên khá nhiều hộ dân sống nhờ nghề này cũng có được nguồn thu khá. Một tương lai tươi sáng đang mở ra phía trước cho bà con Khmer nơi đây khi ngành Du lịch tỉnh An Giang đã và đang xúc tiến đầu tư phát triển du lịch sinh thái, làng nghề và đặc sản đường thốt nốt sẽ theo chân khách du lịch đi muôn phương.

Anh Nguyễn Thanh Phong, chủ cơ sở đường thốt nốt Lan Nhi, (phường An Phú, TX Tịnh Biên) cho biết: “Đường thốt nốt là một sản phẩm đặc thù của vùng, không đụng hàng với loại nào. Đặc trưng của đường thốt nốt là vị ngọt, thơm hơn đường cát nên rất được ưa chuộng. Ở các chợ lớn như Chợ Lớn (TP.HCM), Đồng Xuân (Hà Nội), đường thốt nốt được tiêu thụ rất nhiều. Giá dao động 30.000 - 40.000 đồng/kg tùy vào thời điểm”.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang cho biết: “Nhằm phát triển và nâng cao giá trị cây thốt nốt, tỉnh An Giang đã ban hành kế hoạch “Vùng sản xuất, chế biến thốt nốt theo hướng hữu cơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó đến năm 2025, số lượng cây thốt nốt được khai thác sản xuất sản phẩm hữu cơ đạt từ 200 cây và năm 2030 đạt 500 cây (cây trên 40 năm tuổi). Sản phẩm từ các mô hình sản xuất hữu cơ được doanh nghiệp liên kết tiêu thụ 80% năm 2025 và 100% năm 2030. Qua đó, hình thành và phát triển các chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ thốt nốt hữu cơ được chứng nhận; lợi nhuận thu được từ thốt nốt, sản phẩm từ thốt nốt hữu cơ cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với tập quán chế biến thông thường, góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho hộ sản xuất đường thốt nốt truyền thống”.