Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có văn bản số 4800/SKHĐT-DNKTTT&TN gửi Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho ý kiến về việc đầu tưDự ánxây dựng tuyến ống nước thô D2400 từ Trạm bơm Hóa An (Đồng Nai) về Nhà máy nước Thủ Đức,ĐềxuấtđầutưhơntỷđồnglàmđườngốngchuyểnnướctừĐồngNaivềlịch đá mu tối nay TP.HCM.
Nhà máy nước Thủ Đức -nơi sẽ xử lý nước sau khi được chuyển từ trạm bơm Hóa An (Đồng Nai) về TP.HCM. Ảnh: Lê Quân |
Sau khi thẩm định Dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Dự án xây dựng tuyến ống nước thô D2400 từ Hóa An về Thủ Đức sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn Nhà nước ngoài đầu tư công (vốn kinh doanh) của Sawaco và vốn vay thương mại.
Dự án có tổng mức đầu tư là 3.095 tỷ đồng, trong đó vốn vay thương mại là 2.159 tỷ đồng, bởi vì Dự án có tổng mức đầu tư không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chínhnăm 2023 do Sawaco cung cấp (vốn chủ sở hữu là 7.222 tỷ đồng) nhưng vượt quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư công năm 2019.
Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 23, 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Hội đồng thành viên Sawaco phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu là UBND TP.HCM xem xét, phê duyệt, trình tự, thủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trước đó vào cuối tháng 3/2024, Sawaco đã có văn bản số 1848/TCT-KHĐT gửi UBND TP.HCM đề xuất đầu tư Dự án xây dựng tuyến ống nước thô D2400 từ Trạm bơm Hóa An về Nhà máy nước Thủ Đức với chiều dài 10,7 km.
Giải thích về sự cần thiết phải chi hàng nghìn tỷ đồng đầu tư đường ống dẫn nước, Sawaco cho biết hiện nay, việc đưa nước thô từ trạm Hóa An (Đồng Nai) về Thủ Đức (TP.HCM) thông qua 2 đườn ống D1800 và D2400. Trong đó đường ống D1800 hoạt động từ năm 1966, được cải tạo sửa chữa năm 2012 hiện đang hoạt động với công suất 300.000 m3/ngày.
Còn tuyến ống D2400 được vận hành từ năm 2002, hiện đang hoạt động với công suất hơn 1 triệu m3/ngày. Với hiện trạng 2 đường ống đang vận hành thì chỉ chuyển tải được 1,3 triệu m3/ngày và dự kiến nâng lên 1,6 triệu m3/ngày khi xây dựng nhà máy nước Thủ Đức 4 là không đảm bảo an toàn cấp nước vì tuyến ống D1800 không đảm bảo chuyển tải đuọc 70% lưu lượng hệ thống khi tuyến D2400 cần dừng hoạt động để bảo trì.
Vì vậy, cần đầu tư thêm đường ống dẫn nước thô D2400 từ trạm Hóa An về Thủ Đức ngay từ bây giờ trước khi triển khai xây dựng các nhà máy nước Thủ Đức 4 và 5 để đảm bảo cấp nước cho người dân.