Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có báo cáo về việc xử lý các cá nhân,ửlýthôngtinsaisựthậtphảiquétrácvàtriệtphánguồnxảrátỷ số u19 tây ban nha tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các trang thông tin điện tử.
Theo Bộ TT&TT, tin giả, thông tin xấu độc chủ yếu xuất hiện và lan truyền trên các trang mạng xã hội nước ngoài. Nguyên nhân chính là do các mạng xã hội này luôn tránh né việc xử lý, ngăn chặn chúng. Bên cạnh đó, một bộ phận người sử dụng mạng xã hội vẫn còn suy nghĩ không gian mạng là ảo, là “vô danh”, sẽ không bị phát hiện, xử lý nên tự do “xả rác” - tự do phát ngôn, đăng tải thông tin lên mạng thiếu kiểm soát, thậm chí vi phạm pháp luật.
Theo Bộ TT&TT, tin giả, thông tin xấu độc chủ yếu xuất hiện và lan truyền trên các trang mạng xã hội nước ngoài. Ảnh TL |
Tin giả, thông tin xấu độc phát tán thì nhanh nhưng việc xử lý, ngăn chặn của các mạng xã hội xuyên biên giới thì vẫn chậm so với mạng xã hội trong nước, nên những thông tin vi phạm pháp luật này tồn tại lâu, ảnh hưởng trên phạm vi rộng ở mạng xã hội xuyên biên giới. Bên cạnh đó, việc quản lý, kiểm tra, rà soát để phát hiện tin giả, thông tin xấu độc còn gặp nhiều khó khăn do liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, xã hội đến nghệ thuật, văn hóa…
Trong nhiều trường hợp, đối tượng “xả rác” trên mạng nhiều khi ẩn danh nên khó phát hiện, phải kết hợp cả “quét rác” và triệt phá nguồn “xả rác”; phải triển khai thường xuyên, đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau để xử lý hiệu quả. |
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, trong những năm vừa qua, Bộ TT&TT đã liên tục rà quét, phát hiện và xử lý, ngăn chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn thông tin vi phạm pháp luật, chủ yếu là các vi phạm về tin giả, thông tin xấu độc tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, nói xấu, bôi nhọ uy tín, danh dự, nhân phẩm các tổ chức, cá nhân, quảng cáo vi phạm pháp luật…
Bộ TT&TT đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hạn chế, xử lý tình trạng phát tán, lan truyền tin giả, thông tin xấu độc, như xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường quản lý việc đăng tải, cung cấp thông tin trên mạng, nhất là với các mạng xã hội xuyên biên giới; ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và chuẩn bị ban hành Bộ Cẩm nang nhận diện và xử lý tin giả dành cho người sử dụng mạng…
Từ năm 2021 đến nay, Bộ TT&TT và các sở TT&TT đã ban hành 591 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng.
Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, Google (Youtube), TikTok... ngăn chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn nội dung vi phạm (tỷ lệ chặn gỡ trung bình hiện nay đạt trên 93%). Đặc biệt, trong năm 2022, Facebook đã chấp nhận gỡ bỏ 16 hội, nhóm (group) có nội dung không lành mạnh, độc hại với trẻ em. Ngoài ra, đã gỡ bỏ 11 tài khoản giả mạo các cá nhân, tổ chức; Youtube đã ngăn chặn 6 kênh Youtube phản động không cho truy cập từ lãnh thổ Việt Nam (có khoảng hơn 1.500 video clip).
Tuy nhiên, theo Bộ TT&TT, khó khăn hiện nay trong việc xử lý tin giả là việc xác minh tin đồn là tin giả hay tin có căn cứ. Việc các cơ quan chức năng có liên quan xác minh và cung cấp thông tin càng chậm là cơ hội cho tin giả tồn tại và phát tán rộng, gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, xã hội, an ninh trật tự và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những tổ chức, cá nhân.
Xử lý thông tin sai sự thật, phải “quét rác” và triệt phá nguồn “xả rác”. Ảnh TL |
Nhiều dịch vụ và phương thức cung cấp nội dung mới phát sinh trên mạng như livestream trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, phát tán nhanh, khi có vi phạm về nội dung thì mức độ ảnh hưởng lớn, gây bức xúc trong xã hội trong khi việc yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy trình mất thời gian.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng liên quan khác trong việc kiểm tra, xác minh, điều tra, truy vết và xác định các hành vi, đối tượng vi phạm các quy định về nội dung thông tin để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; tăng cường đổi mới công nghệ trong công tác rà quét, phân tích dữ liệu, nhằm phát hiện kịp thời nguồn phát tán thông tin vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Bộ TT&TT sẽ xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người sử dụng mạng khi cung cấp, sử dụng thông tin trên không gian mạng; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng để cùng chung tay xây dựng không gian mạng lành mạnh, an toàn./.
Đã xử phạt số tiền hơn 6 tỷ đồng Từ năm 2021 đến nay, Bộ TT&TT và các sở TT&TT đã ban hành 591 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng. |