【du doán bóng đá】Đồng Nai phấn đấu vì hạnh phúc của mỗi người dân

Ông Cao Tiến Dũng,ĐồngNaiphấnđấuvìhạnhphúccủamỗingườidâdu doán bóng đá Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, nhiều quyết sách sẽ được Đại hội hoạch định để hiện thực hóa mục tiêu này.

Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế- xã hội. Ảnh: Lê Toàn

Nhiều gam màu sáng

Ông có thể cho biết đôi nét về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai?

5 năm qua, trong bối cảnh nhiều thách thức, kinh tế Đồng Nai vẫn tiếp tục phát triển toàn diện. Quy mô và sức cạnh tranh nâng lên rõ rệt, tăng trưởng đạt mức cao so với bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng và tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần khu vực nông nghiệp. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có số thu cao nhất cả nước.

Các dự ántrọng điểm được tập trung đầu tư, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tăng niềm tin của nhà đầu tư nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tầm cỡ quốc tế. Việc giải ngân vốn đầu tư thực hiện nhanh, sớm đưa dự án vào hoạt động, nhất là các dự án trong khu công nghiệp.

Qua đánh giá việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đồng Nai đã đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Có thể kể ra như GRDP tăng bình quân 8,14%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 5.300 USD; kim ngạch xuất khẩu tăng 9%/năm; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên 447.000 tỷ đồng, tỷ lệ đầu tư trên GRDP bình quân trên 33,6%/năm; thu ngân sách hàng năm đạt và vượt dự toán Trung ương giao.

Đến năm 2020, Đồng Nai có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 30% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nông thôn mới (chiếm 100%).

Kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần của người dân Đồng Nai có được nâng cao tương xứng hay không, thưa ông?

Quan điểm của tỉnh Đồng Nai là phát triển năng động và bền vững. Bên cạnh kinh tế thì các vấn đề xã hội cũng được quan tâm đầu tư mạnh để đảm bảo sự phát triển cân bằng. Những năm qua, tỉnh Đồng Nai đạt nhiều tiến bộ trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. An sinh xã hội được đảm bảo, theo đó phúc lợi xã hội, đời sống người dân liên tục cải thiện rõ nét. Đồng Nai là một trong 2 tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chúng tôi cũng dành nhiều nỗ lực củng cố, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Nhìn lại kết quả nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đánh giá các lĩnh vực văn hóa, xã hội đều đạt mục tiêu đề ra. Đơn cử, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 còn 1%; số giường bệnh là 30 giường bệnh/vạn dân; số bác sỹ là 8,5 bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,19%; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội 50%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 65%... Chúng tôi tập trung vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo, văn hóa - thể thao, du lịch. Các cơ sở khám chữa bệnh công lập tiếp tục được đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nâng cao. Đặc biệt là các dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Được biết, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục là điểm sáng đáng chú ý trong bức tranh kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Ông có thể cho biết thêm về vấn đề này?

Trong giai đoạn 2015-2020, Đồng Nai thu hút FDI đạt trên 7 tỷ USD. Mỗi năm, trên 1 tỷ USD được các nhà đầu tư nước ngoài rót về Đồng Nai. Tính đến tháng 9/2020, trên địa bàn tỉnh có 1.550 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký gần 30,8 tỷ USD. Đồng Nai xác lập vị trí là một trong 4 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.

Các dự án đầu tư nước ngoài đã giúp Đồng Nai tăng lợi thế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngành nghề đầu tư trên địa bàn tỉnh đa dạng. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 84% tổng vốn đăng ký. Nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới đều chọn Đồng Nai là điểm đến đầu tư như Hyosung, Bosch, Amata, Fujitsu, Changshin, CP, Kenda, Maggitt, Amata, Taekwang, Formosa...

FDI là nguồn lực quan trọng, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế Đồng Nai tăng cao, liên tục trong nhiều năm qua, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Cơ hội rộng mở

Đồng Nai được nhận định là còn cơ hội bứt phá hơn nữa. Ông có dự báo gì về tình hình trong giai đoạn mới?

Như chúng ta thấy, tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng, khó lường. Song, hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh, song chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, xung đột thương mại, hợp tác và cạnh tranh đan xen.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn biến rất nhanh, tác động sâu rộng. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng phát triển. Kinh tế tư nhân, kinh tế số và mô hình kinh doanh mới sẽ làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Kinh tế trong nước dự báo sẽ giữ nhịp độ tăng trưởng khá, thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn trong bối cảnh có sự dịch chuyển dòng vốn. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Hàn Quốc đi vào cuộc sống.

Là tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vai trò quan trọng của Đồng Nai ngày càng thể hiện rõ, nhất là trong quy hoạch Vùng và quy hoạch tỉnh đang triển khai. Việc tập trung xây dựng các dự án quan trọng cấp quốc gia như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và các dự án giao thông liên kết vùng sẽ mang lại nhiều động lực, cơ hội thúc đẩy phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho Đồng Nai.

Dù vậy, Đồng Nai cũng đang đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, chất lượng nguồn nhân lực, sức ép lớn về yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, việc làm, nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục, ô nhiễm môi trường…

Tình hình trên vừa tạo thuận lợi, thời cơ, cũng như những khó khăn, thách thức đan xen. Từ đó đặt ra yêu cầu mới với sự phát triển đòi hỏi Đồng Nai chủ động và quyết tâm và đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn.

Trước bối cảnh đó, Đồng Nai hoạch định chiến lược gì để phát triển kinh tế?

Đồng Nai tiếp tục huy động các nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư có chọn lọc, phát triển công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản.

Về định hướng không gian phát triển, tỉnh xác định các huyện Long Thành, Nhơn Trạch có tiềm năng, dư địa lớn cần có cơ chế, chính sách đầu tư thỏa đáng. Chú trọng phát triển đô thị; du lịch sinh thái - văn hóa - tâm linh, nghỉ dưỡng chất lượng cao; dịch vụ vui chơi, giải trí... Từ đó, Đồng Nai tập trung xây dựng các quy hoạch chiến lược phù hợp với yêu cầu phát triển.

Đặc biệt, Đồng Nai chuẩn bị các nguồn lực để khai thác tốt lợi thế khi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các dự án hạ tầng giao thông kết nối liên vùng hoàn thành. Xác định đây là vùng động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là dịch vụ tài chính, logistics, dịch vụ bất động sản.

Về kinh tế, Đồng Nai xác định 3 lĩnh vực đột phá:

Một là, huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông trọng điểm, giao thông đô thị và giao thông kết nối.

Hai là, tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, công nghiệp chế biến sâu nông sản và các dịch vụ nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Ba là, phát triển thương mại, dịch vụ tổng hợp hiện đại mà tỉnh có lợi thế, trọng tâm là dịch vụ du lịch, dịch vụ logistics.

Giải pháp tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phát triển đô thị sẽ tiếp tục là ưu tiên quan trọng của Đồng Nai, thưa ông?

Đúng vậy. Huy động, ưu tiên bố trí nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, giao thông đô thị và giao thông kết nối là giải pháp mang tính chất then chốt.

Quan điểm của Đồng Nai là công khai, minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội để thực hiện các mục tiêu phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Chúng tôi sẽ phối hợp các bộ, ngành, địa phương hữu trách trong xây hệ thống giao thông kết nối liên vùng, đường sắt đô thị từ TP.HCM đến TP.Biên Hòa, phát triển đường vành đai, đường cao tốc, đường thủy; các hệ thống cấp nước, chống ngập nước, xử lý chất thải, hạ tầng năng lượng…

Mục tiêu là đến năm 2025 hoàn thành và đưa vào sử dụng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I, hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn, công trình thủy lợi, hồ chứa nước trọng yếu.

Đồng Nai cũng sẽ nâng cao chất lượng phát triển đô thị cả về kinh tế, xã hội, hạ tầng, nhà ở, chất lượng sống của người dân. Phát triển đô thị không chỉ phù hợp với quy hoạch tỉnh, mà còn đảm bảo tầm nhìn dài hạn, xây dựng các đô thị theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh, có bản sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực của phát triển.

Trước mắt, Đồng Nai tập trung đầu tư các khu đô thị trung tâm thuộc địa bàn các TP. Biên Hòa, Long Khánh; các huyện Nhơn Trạch, Long Thành. Các đô thị sẽ có tính kết nối cao, đồng thời gắn kết phát triển đô thị và phát triển nông thôn. Xây dựng cơ chế minh bạch đánh giá giá trị đất đai, bất động sản theo cơ chế thị trường.

Từ kết quả phát triển kinh tế thời gian qua, dự báo trong 5 năm tới, Đồng Nai duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân trên 8,5%/năm. Tổng vốn đầu tư xã hội huy động trên 450.000 tỷ đồng. Theo đó, duy trì tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ trên 90% và bình quân đầu người đạt trên 8.000 USD/năm. Chúng tôi nỗ lực cho sự phát triển của tỉnh và mọi người dân đều có cơ hội thụ hưởng thành quả phát triển.