【kết quả bóng đá sáng nay】Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp: Kỳ vọng từ "Hội nghị Diên Hồng"

TT

Thủ tướng Chính phủ phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: VGP

Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương,ínhphủđồnghànhcùngdoanhnghiệpKỳvọngtừquotHộinghịDiênHồkết quả bóng đá sáng nay Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng các Bộ: Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch UBND TP Hà Nội; lãnh đạo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam.

Khoảng 2.000 đại biểu trực tiếp tham dự Hội nghị, gấp 4 lần năm ngoái, trong đó khối DN tư nhân khoảng 1.500 đại biểu, cùng khoảng 200 đại biểu từ khối DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một số sứ quán và các định chế tài chính lớn, 100 đại biểu từ các DNNN và DN đã cổ phần hóa, cùng đại diện các cơ quan nhà nước, các cơ quan báo chí…

Tham dự Hội nghị qua hình thức trực tuyến còn có lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố cùng các đại biểu DN, với số lượng 50 - 100 người mỗi điểm cầu. Dự kiến, tổng cộng khoảng gần 10.000 đại biểu sẽ dự Hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ: Kết quả đạt được mới là bước đầu

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến bài học thương trường của nhà khởi nghiệp tư sản dân tộc tiêu biểu Bạch Thái Bưởi là: “phải biết cung cấp cái mà người ta đang thiếu, cái mà người ta đang cần và phải kịp thời”, và câu nói của người thầy của doanh nhân Việt Nam, chí sĩ Lương Văn Can: “Văn minh cần tiến bộ, buôn bán cần thịnh đạt; việc buôn bán thịnh suy có quan hệ với quốc dân thịnh suy” để nhấn mạnh tầm quan trọng của tầng lớp doanh nhân, DN với sự phát triển của đất nước.

Theo Thủ tướng, Chính phủ hiểu rằng những kết quả tích cực đạt được trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, khuyến khích đầu tư, bảo đảm thực thi pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bình đẳng và thịnh vượng chỉ là những bước đi đầu tiên với những kết quả còn khiêm tốn. Còn rất nhiều việc phải làm phía trước bởi còn rất nhiều rào cản cho sự phát triển của DN.

Tại Hội nghị này, sau 1 năm triển khai Nghị quyết 35 về phát triển DN, Chính phủ cần nhận được những ý kiến thẳng thắn của các đại biểu tham dự, những người hằng ngày trải nghiệm và hiểu rõ môi trường cạnh tranh này, để từ đó cùng bàn kế hoạch hành động trong thời gian tới, để có sự bứt phá trong việc phát triển DN.

Thể chế nào, doanh nhân đó

Tham gia phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng, phát triển DN có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và bản thân các doanh nhân. Nhưng thể chế nào, doanh nhân đó. Thể chế minh bạch, chính quyền tận tâm thì DN sẽ phát triển lành mạnh, nhân dân sẽ đem vốn vào làm những việc ích quốc, lợi dân.

Cộng đồng DN đánh giá cao việc ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016. Việc ban hành một Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 trong thời gian ngắn “kỷ lục”, với các mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ giải pháp hiệu quả, khả thi và phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, thân thiện nhằm xây dựng cộng đồng DN Việt Nam lớn mạnh, có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Sau 1 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 35/NQ-CP được đánh giá là nghị quyết có tính toàn diện, có tầm nhìn dài hạn, mang tính chất đột phá và do đó nhận được sự quan tâm hưởng ứng tích cực của các bộ ngành, địa phương, cộng đồng DN và toàn xã hội.

Một số bộ ngành đã khởi động nhiều chương trình lớn, quan trọng với DN, ví dụ như: Bộ Tài chính đã triển khai rất sớm Nghị quyết, thực hiện cải cách quyết liệt trong lĩnh vực thuế, hải quan. Bộ Công an đã tích cực triển khai áp dụng visa điện tử. Bộ Công thương bãi bỏ thông tư 37 về formaldehyde với dệt may, bỏ thủ tục dán nhãn năng lượng, bỏ quy hoạch xuất khẩu gạo...

Mặc dù vậy, chúng ta vẫn chưa thể thỏa mãn với những gì đã đạt được. Các DN vẫn đang trong tình trạng vô cùng khó khăn. Hiệu suất sinh lợi trên tài sản của các DN trong nền kinh tế đã giảm từ 6,6% năm 2012 xuống còn 3,2% năm 2015. Nguyên nhân chính vẫn là do môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết, tháo gỡ. Những kết quả đã đạt được mới chỉ là bước đầu và còn quá nhỏ so với những bất cập đang tồn tại, đã tích tụ từ nhiều năm.

Theo Báo cáo năm 2017 của Ngân hàng Thế giới, chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản ở mức cao so với các nước trong cùng khu vực. Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN vẫn phổ biến.

Tránh tình trạng "giải thích mà không giải quyết"

Đại diện cộng đồng DN nhấn mạnh, gần đây, khi nói đến Chính phủ kiến tạo, chúng ta hay nói nhiều đến hỗ trợ, đến ưu đãi… nhưng cái cần nhất với DN không phải là hỗ trợ, nhất là hỗ trợ về tài chính, mà cần nhất là một hệ thống pháp luật về kinh doanh minh bạch và công bằng, cần một hệ thống thủ tục hành chính đơn giản và thuận tiện, cần một nền tư pháp bảo vệ cho họ được an toàn.

Nhưng hệ thống pháp luật về kinh doanh còn khá nhiều bất cập, thủ tục hành chính vẫn còn nhiêu khê trong tương quan so sánh với các chuẩn mực tiên tiến của thế giới. Trong thời gian qua, việc thực hiện chủ trương không hình sự hóa đã có nhiều tiến bộ, nhưng việc thực hiện chính sách thiếu nhất quán, sự thay đổi chính sách đột ngột, thiếu lộ trình chuyển đổi và hiện tượng hồi tố đối với các hoạt động kinh doanh, việc chậm trễ và thiếu công bằng trong việc giải quyết các tranh chấp của DN lại đang là điểm quan ngại hàng đầu.

Bài học thực tế thời gian qua cho thấy, cải cách hành chính, cải cách thể chế sẽ không thể đạt được tiến bộ, nếu không cân đong đo đếm được và lượng hóa, có cơ chế quy trách nhiệm trong việc thực hiện tới từng cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Với chủ đề Hội nghị lần này là “đồng hành cùng DN”, ông Vũ Tiến Lộc đề nghị việc giải quyết các kiến nghị của các DN cũng phải trên tinh thần đó. Tránh tình trạng nhiều cơ quan, bộ ngành địa phương trả lời kiến nghị của DN theo cách chỉ “giải thích mà chẳng giải quyết”, không đi với DN đến cùng để đề xuất, kiến nghị bổ sung sửa đổi các quy định pháp luật đã thấy rõ là không còn phù hợp và không vận dụng các quy định pháp luật theo hướng có lợi nhất cho người dân và DN chứ không đẩy khó khăn về DN.

“Chính phủ và DN cùng liêm chính. Chính phủ kiến tạo. Doanh nghiệp sáng tạo. Đó sẽ lã hành trang để Chính phủ và DN đồng hành”, đại diện VCCI nhấn mạnh.

H.Y