您现在的位置是:88Point > La liga

【tỉ số italia】DNNN chỉ tập trung vào nhiệm vụ được giao

88Point2025-01-12 13:17:54【La liga】9人已围观

简介Ông Phạm Viết Muôn Xin ông cho biết kết quả nổi bật nhất trong 10 năm sắp xếp, đổi mới và nâng cao tỉ số italia

dnnn chi tap trung vao nhiem vu duoc giao

Ông Phạm Viết Muôn

Xin ông cho biết kết quả nổi bật nhất trong 10 năm sắp xếp,ỉtậptrungvàonhiệmvụđượtỉ số italia đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN?

Kết quả đầu tiên là chúng ta đã ban hành được tương đối đồng bộ cơ chế chính sách đối với những DNNN còn duy trì 100% vốn, làm sao hiệu quả, sức cạnh tranh nâng lên và thực hiện được nhiệm vụ của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế đối với DN cần sắp xếp: Cổ phần hóa, giải thể, phá sản; giao bán khoán kinh doanh; cơ chế chính sách xử lý nợ, xử lý lao động dôi dư, quản lý vốn Nhà nước, quản lý chủ sở hữu.

Thứ ba, chúng ta sắp xếp, cơ cấu lại DNNN để tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt. Năm 2001, chúng ta có 5.655 DN 100% vốn Nhà nước, đến bây giờ chúng ta còn 1.309 DN. Số lượng ít đi nhưng quy mô vốn tăng lên, vị trí, vai trò được thể hiện rõ hơn. Thứ tư, vẫn đáp ứng về cơ bản các sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là quốc phòng an ninh.

Trong thời gian gần đây, kinh tế suy giảm, lạm phát tăng cao, các DNNN nói chung, đặc biệt các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng là một công cụ chính sách rất quan trọng để Chính phủ điều tiết vĩ mô, đảm bảo bình ổn một số mặt hàng giá cả, đảm bảo đời sống nhân dân không bị xáo trộn. Tuy bị giảm về số lượng nhưng thực tế sản xuất kinh doanh vẫn phát huy, vốn, tài sản, lao động vẫn được sử dụng.

Đấy là những kết quả tích cực phải khẳng định. DNNN đóng góp rất tốt cho ngân sách trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Và một kết quả rất quan trọng nữa là chúng ta thống nhất được quan điểm, tư tưởng, tư duy về vị trí, vai trò của DNNN và việc phải sắp xếp, đổi mới DNNN.

Trong quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN gặp phải những khó khăn gì, thưa ông?

Khó khăn thì nhiều nhưng có một số khó khăn làm cho công tác đổi mới, sắp xếp DN chưa đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ như cơ chế chính sách. Thông thường chúng ta ban hành cơ chế chính sách chậm, có những điều không phù hợp với thực tế.

Sự chỉ đạo của một số bộ, ngành, địa phương chưa theo kịp yêu cầu. Sắp xếp, đổi mới còn chậm, nhiều DN lẽ ra Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn nhưng vẫn duy trì, chưa đáp ứng được lộ trình đề ra. Việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ ở DNNN không được chu đáo.

Tái cơ cấu DNNN là một trong 3 trọng tâm tái cấu trúc nền kinh tế thời gian tới. Vậy mục tiêu và biện pháp của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN là gì, thưa ông?

Trong 5 năm tới, chúng ta phải cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo đó, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ rất nặng nề. Thứ nhất, giúp Thủ tướng Chính phủ xây dựng chương trình kế hoạch tái cơ cấu DNNN. Thứ hai, giúp Thủ tướng chỉ đạo thực hiện phương án tái cơ cấu và các phương án tổng thể sắp xếp DNNN của các bộ, ngành và các tập đoàn, tổng công ty.

Cùng với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách phục vụ cho cả DN 100% vốn Nhà nước và DN tái cơ cấu. Trong số các DNNN đang tồn tại, chúng tôi đề xuất cần phải giữ bao nhiêu DN, cần phải giữ những DN nào? ở đâu? do ai làm chủ sở hữu? Những DN không cần phải nắm giữ thì xử lý như thế nào?…

Đây cũng là vấn đề khá phức tạp. Nhưng các phương án xây dựng trình lên Thủ tướng cũng tương đối phù hợp với tiêu chí sắp xếp DN theo Quyết định 14/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN. 5 năm tới sẽ thực hiện được những phương án này, tạo ra một khu vực DNNN khác hẳn so với hiện nay. Chúng ta quyết tâm sẽ làm được.

dnnn chi tap trung vao nhiem vu duoc giao

Hiện nay cả nước có 101 tập đoàn, tổng công ty và 2 ngân hàng thương mại do Nhà nước giữ 100% vốn Ảnh: ST

Cụ thể tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ có những thay đổi gì?

Giai đoạn 10 năm trước, tập đoàn kinh tế Nhà nước được hoạt động theo hình thức đa ngành bên cạnh ngành kinh doanh chính. Có thể thấy rõ nhất vào thời điểm 2007-2008, nhiều tập đoàn thành lập công ty con để mở rộng ngành kinh doanh, đến mức không thể kiểm soát được.

Trong mục tiêu tái cơ cấu DNNN giai đoạn tới đây, tập đoàn kinh tế được xác định là chỉ tập trung vào nhiệm vụ được giao, nếu có các ngành liên quan thì phải trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chính. Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ chỉ làm điện, chứ không làm viễn thông…

Xin cảm ơn ông!

Lương Bằng(ghi)

很赞哦!(6)