【lịch bóng đá vn hôm nay】Rộn ràng đón nông thôn mới
Sau 8 năm phấn đấu với nhiều giải pháp,ộnrngđnnngthnmớlịch bóng đá vn hôm nay cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới (NTM) của Đảng bộ, chính quyền và người dân, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Niềm vui này như được nhân đôi khi hôm nay (26-3), Tân Hòa long trọng tổ chức lễ công bố xã NTM.
Nuôi dê lấy sữa là một trong nhiều mô hình cho thu nhập cao của người dân xã Tân Hòa.
Khi mới bắt tay vào xây dựng NTM (năm 2011), Tân Hòa là một xã có xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng còn hạn chế, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn… Thế nhưng, với sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các ngành chức năng của tỉnh, huyện, doanh nghiệp, mạnh thường quân... đã tạo động lực cho Đảng bộ, chính quyền và người dân Tân Hòa nỗ lực vượt qua khó khăn để xây dựng quê hương có nhiều đổi thay trên các mặt như hôm nay.
Đa dạng mô hình sản xuất
Giống như nhiều địa phương khác của tỉnh, trong quá trình xây dựng NTM, Tân Hòa xác định nâng cao nguồn thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo là nhiệm vụ trọng tâm. Do đó, ngay khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM thì bên cạnh việc thành lập và hàng năm đều kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng NTM từ xã đến ấp thì Tân Hòa còn xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều giải pháp trong phát triển sản xuất. Trong đó, địa phương tập trung vận động người dân cải tạo vườn tạp, chuyển đổi đất trồng lúa, cây ăn trái kém hiệu quả sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao, đồng thời đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật để giúp bà con canh tác hiệu quả. Nhờ cách làm này mà trên địa bàn xã Tân Hòa, hiện người dân đã hình thành được nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi cho nguồn thu nhập cao.
Một trong những mô hình kinh tế khi nhắc đến xã Tân Hòa thì nhiều người nghĩ ngay đến mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc (tổng diện tích toàn xã 198ha) và đây cũng là cây trồng chủ lực của nhiều người dân trên địa bàn xã khi cho nguồn thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm. Ông Trần Văn Quang, ở ấp 1A, xã Tân Hòa, cho hay: “Những năm qua, bà con trồng xoài cát Hòa Lộc nơi đây luôn nhận được sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật rất nhiều từ ngành nông nghiệp các cấp. Bên cạnh đó, nhà vườn cũng chịu khó nghiên cứu làm thế nào để xử lý xoài ra trái đạt hiệu quả, nhất là mùa nghịch vì bán được giá cao và thường dao động từ 35.000-50.000 đồng/kg. Riêng bản thân tôi, với 1ha xoài, nếu năm nào gặp thời tiết thuận lợi, xoài đậu trái nhiều thì thu hoạch được khoảng 6-7 tấn trái, đem về nguồn lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng”.
Cùng niềm vui, anh Nguyễn Thanh Tú có 25 gốc xoài cát Hòa Lộc cách vườn ông Quang không xa, chia sẻ: “Với hương vị thơm ngon đặc trưng riêng nên xoài cát Hòa Lộc nơi đây đã được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến và địa phương cũng xây dựng được thương hiệu xoài cát Hậu Giang. Nhờ vậy, giá trị của trái xoài ngày một nâng lên và đầu ra luôn ổn định. Cũng nhờ cây xoài mà 19 thành viên trong Tổ hợp tác trồng xoài của xã và hầu hết bà con đang gắn bó với cây xoài cát này đều có cuộc sống ổn định”.
Bên cạnh cây xoài thì người dân xã Tân Hòa còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó mô hình mới nổi gần đây và cho nguồn thu nhập cao là nuôi dê lấy sữa của ông Nguyễn Văn Đua, ở ấp 2B. Hiện tại, chuồng dê của ông Đua có 200 con dê, trong đó có 100 con lấy sữa. Bên cạnh đó, ông Đua còn đầu tư máy tiệt trùng sữa và đóng chai để giao cho nhiều đầu mối ở một số tỉnh, thành phố trong nước. Ông Đua thông tin: “Mỗi ngày, tôi lấy sữa 30/100 con dê, thu về 60 lít sữa và giá bán là 70.000 đồng/lít. Đây là mô hình rất dễ thực hiện vì khâu chăm sóc, lấy sữa dê đơn giản, nhẹ công nhưng cho nguồn thu nhập cao. Thời gian tới, tôi dự tính sẽ mở rộng thêm quy mô nuôi nhằm đảm bảo nguồn sữa dê để cung ứng cho khách hàng”.
Ngoài hai mô hình sản xuất điển hình trên thì ở xã Tân Hòa còn nhiều mô hình sản xuất hiệu quả khác, như: mô hình trồng sầu riêng, thanh long, nhãn Ido, lúa chất lượng cao, hoa màu,… trong đó có 26 mô hình cho thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm, 19 mô hình có thu nhập từ 101-150 triệu đồng/năm và 14 mô hình thu nhập trên 150 triệu đồng/năm. Ông Nguyễn Văn Phúc, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa, cho biết: Cùng với chỉ đạo phát triển sản xuất, thời gian qua, Tân Hòa còn thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nông dân, người nghèo nhằm giúp bà con có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, xã rất quan tâm đến việc đối thoại với hộ nghèo để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, từ đó hỗ trợ đúng mục đích và mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ làm tốt nhiều giải pháp trên nên đến thời điểm này, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 41,7 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo xét theo hướng đa chiều còn 3,61%.
Cơ sở hạ tầng khang trang
Cùng với đời sống phát triển thì cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn xã Tân Hòa trong thời gian qua cũng được các ngành, các cấp từ tỉnh đến huyện quan tâm đầu tư, đồng thời có sự chung tay góp sức của mạnh thường quân và người dân địa phương nên hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện, trạm y tế, nhà văn hóa ấp… được xây dựng mới khang trang, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng nhu cầu các mặt có liên quan cho người dân. Điển hình, đến nay toàn xã có 5/5km đường ô tô về trung tâm xã được nhựa hoặc bê tông hóa; gần 10/17,9km đường trục ấp, liên ấp đã cứng hóa theo quy định và 15/15km đường ngõ, xóm không còn lầy lội vào mùa mưa; 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã được tưới tiêu nước chủ động; 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia; 10/10 nhà văn hóa ấp đạt chuẩn quy định…
Phấn khởi trước sự đổi thay của quê hương, ông Đoàn Văn Quang, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, bộc bạch: “Ruộng vườn được đê bao khép kín, cầu, lộ giao thông thông suốt, điện lưới quốc gia, nước sạch, dịch vụ internet đã về đến tận nhà, tình hình an ninh trật tự ổn định và tình nghĩa xóm làng ngày thêm khắng khít… là những điều đang hiện lên trên quê hương của tôi trong lúc này. Mặt khác, con em chúng tôi cũng đang học trong những ngôi trường mới khang trang, trạm y tế thì đầy đủ tiện nghi và có đội ngũ bác sĩ tận tình phục vụ, chất lượng khám sức khỏe được tốt hơn. So với 8 năm trước thì Tân Hòa hôm nay thật sự thay da đổi thịt rất nhiều, từ đó khoảng cách giữa nông thôn, thành thị ở Tân Hòa được rút ngắn hơn”.
Ngoài cơ sở hạ tầng, về Tân Hòa hôm nay còn thấy được sự đổi thay trên từng con đường, trước cổng nhà dân vì những hàng rào bằng cây xanh, những hàng hoa khoe sắc đã tạo nên một bức tranh về cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp cho vùng nông thôn, đồng thời tô đậm thêm bức tranh NTM Tân Hòa. Từ những kết quả đạt được trong xây dựng NTM thời gian qua, Tân Hòa được các sở, ban, ngành tỉnh đánh giá cao, đồng thời đề nghị và được UBND tỉnh chấp thuận ra quyết định công nhận xã Tân Hòa đạt chuẩn NTM trong niềm phấn khởi của bà con. Điều đặc biệt hơn khi Tân Hòa là xã thứ 6 và cũng là xã cuối cùng của huyện Châu Thành A cán đích NTM. Thành công của Tân Hòa còn góp phần quan trọng để giúp huyện Châu Thành A phấn đấu đạt chuẩn NTM cấp huyện vào cuối năm nay.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa, cho biết thêm: Những năm qua, với sự quyết tâm và nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, đặc biệt là hàng năm đều có lộ trình, kế hoạch, bước đi cụ thể nên hơn 8 năm thực hiện Tân Hòa đã đạt 19/19 tiêu chí NTM. Qua đây, góp phần làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên các mặt nên đây là kết quả đáng trân trọng và tự hào. Dù được công nhận xã NTM nhưng địa phương nhận thấy vẫn còn phải tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để xây dựng các tiêu chí NTM đạt ở mức độ cao và bền vững hơn. Do đó, quyết tâm chính trị mà Đảng bộ, chính quyền và người dân Tân Hòa đề ra trong thời gian tới là tiếp tục chung sức, đồng lòng xây dựng xóm làng ngày thêm phát triển theo đà chuẩn NTM nâng cao và kiểu mẫu…
Tổng nguồn vốn xây dựng NTM của xã Tân Hòa qua hơn 8 năm là 77,6 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước gần 33 tỉ đồng, vốn tín dụng 36,3 tỉ đồng, doanh nghiệp 2,7 tỉ đồng và vốn dân đóng góp 5,6 tỉ đồng. Hiện Tân Hòa không có nợ đọng trong xây dựng NTM. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC