Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Luật PPP có đủ hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?ủtịchVCCIĐểđónvốnnướcngoàiLuậtPPPcầnđộtphákèo bong hom nay”, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đặt câu hỏi: Liệu dự luật này đã đạt được yêu cầu đột phá chưa? Nếu không đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực, về thể chế thì chúng ta không thể theo kịp các làn sóng thương mại đầu tư của thế giới hiện đại.
“Chúng ta đang trong một thị trường cạnh tranh về nguồn vốn đầu tư, nếu các nước khác có hệ thống luật pháp môi trường tốt hơn họ sẽ thu hút được các nhà đầu tư chứ không phải Việt Nam. Do đó, muốn cạnh tranh về nguồn vốn đầu tư thì Luật Xây dựng phải đạt tới những chuẩn mực tiên tiến, phải có nỗ lực đột phá”, ông Vũ Tiến Lộc nói.
Bên cạnh đó, việc thiết kế và xây dựng hệ thống pháp luật về PPP cũng như hợp đồng cần đảm bảo các đối tác bình đẳng trước pháp luật, dù là đối tác nhà nước hay đối tác tư nhân. Lợi ích phải đảm bảo hài hòa, rủi ro cùng chia sẻ. Nguyên tắc này phải thể hiện trong các tiêu chí cụ thể.
Ông Vũ Tiến Lộc đề xuất, cần phải mở rộng tham gia lĩnh vực năng lượng và lĩnh vực dịch vụ công chứ không chỉ trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
“Luật Đầu tư công liên quan đến những khung khổ pháp lý cho đầu tư dài hạn nên cần phải đảm bảo ổn định, nhưng có một điều rất quan trọng giữ ổn định nếu cứng thì không thể linh hoạt được nhất là trong điều kiện thế giới biến đổi và tình hình kinh tế biến đổi. Do đó, theo tôi cơ chế phải linh hoạt, như cha ông ta thường nói là lạt mềm buộc chặt, đó chính là tinh thần của quản lý Nhà nước, của pháp luật trong lĩnh vực này”, ông Lộc đề xuất và cho rằng cần phải có đầu mối để thi hành dù nhiều cơ quan nhà nước tham gia vào trong quá trình thực hiện dự án.