【giải đức 1】Đánh giá đúng sự thật
Học sinh Trường THPT chuyên Quang Trung đoạt huy chương tại kỳ thi Olympic 30-4 chụp hình lưu niệm với thầy cô nhà trường tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong,Đaacutenhgiaacuteđuacutengsựthậgiải đức 1 TP. Hồ Chí Minh - Ảnh: Vũ Thuyên
Như vậy, lần đầu tiên trong văn kiện của một đại hội, Đảng ta đã đề cập đến vấn đề cần phải khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam đã tồn tại trong lịch sử. Mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã chứng minh rằng, nhân sinh quan truyền thống đã có ảnh hưởng to lớn đến việc hình thành tính cách của người Việt. Nói cách khác là từ nếp sống, lối ứng xử dần dần tạo thành cốt cách của người Việt. Cốt cách ấy được tồn tại dưới dạng những thói quen hoặc phong tục, tập quán hay những nếp suy nghĩ, những lề thói làm ăn và những cách đối nhân xử thế, ứng xử với thiên nhiên… Và trong bối cảnh hiện nay, có nhiều triết lý nhân sinh đã hoặc đang bộc lộ những hạn chế, thậm chí không chỉ là tính lỗi thời, lạc hậu, mà còn trở thành những lực cản, sức ỳ khá nặng nề cho bước phát triển của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc đấu tranh để cải tạo, khắc phục và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn những mặt hạn chế trong nhân sinh quan của người Việt là yêu cầu quan trọng và cấp bách của quá trình phát triển đất nước hiện nay.
Vậy các hạn chế của con người Việt Nam đã tồn tại trong lịch sử là những gì? Theo giáo sư Trần Văn Giàu, trong cuốn “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1980, cho biết, nhà nghiên cứu Phan Kế Bính đã chỉ ra những hạn chế trong lối sống, ảnh hưởng từ nhân sinh quan truyền thống của người Việt bao gồm: “tính hồ đồ, ngờ vực, nhút nhát, lười biếng, ghen ghét, khoe khoang, hợm hĩnh, khép nép, câu nệ, sợ đầu sợ đuôi, nghĩ quanh nghĩ quẩn, ham cờ bạc rượu chè, thích sự quấy rầy ăn uống, gió chiều nào che chiều ấy, gian giảo, kiêu ngạo, tham lam, thô tục, hay xóc móc, hay kiện cáo, hay tranh giành, hay nịnh hót người quyền thế, khinh bỉ người hiền lành, hay sinh sự, hay thù hằn, ăn trộm, ăn cướp, anh hùng rơm, vong ân bội nghĩa, phản bạn lừa thầy…”.
Còn tác giả Trần Trọng Kim trong cuốn “Việt Nam sử lược” do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin phát hành năm 2008, cũng nêu những thói xấu của người Việt như sau: “…Tinh vặt, quỷ quyệt, bài bác, nhạo chế. Tâm địa thì nông nổi, làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang, ưa trang hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Tin ma quỷ, không nhiệt tín tôn giáo nào cả, kiêu ngạo, nói khoác…”. Trong đề tài nghiên cứu về “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” do Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang thực hiện đã viết: “Khi nói về những thói xấu của người Việt, nhà sử học Đào Duy Anh cho rằng: “...chậm chạp, nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang, trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh, thích chơi cờ bạc, nhút nhát, tinh vặt, bài bác chế nhạo…”.
Và trong phạm vi của bài viết này, xin chỉ đề cập đến một thói quen, một nếp sống, hay cách nghĩ hoặc tính cách… của một bộ phận không nhỏ người Việt, đó là tính hiếu danh và còn có cách nói khác là háo danh. Tính hiếu danh hiểu cách đơn giản là ham muốn danh vọng, thích tiếng tăm. Trong chúng ta ai cũng biết, hiếu học là truyền thống lâu đời và mang đậm nét đặc trưng của người Việt. Xét ở góc độ tích cực thì đây là một đức tính tốt của người Việt và nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Thế nhưng, mặt trái của hiếu học là hiếu danh, trọng danh và đi liền với tính trọng danh là thói ham danh, háo danh rồi dẫn tới mua danh. Điều này được thể hiện rõ qua nạn mua bán điểm thi, bằng giả và cả học giả nhưng bằng thật… đang xảy ra trong xã hội hiện nay. Trong một xã hội mà xếp việc làm hay tuyển dụng nhân sự lại căn cứ vào bằng cấp càng cao, cơ hội càng lớn, hay nói đúng hơn là sự thăng tiến của mỗi cá nhân gắn liền với độ cao tăng dần của bằng cấp thì chắc chắn sẽ dẫn đến những “cuộc đua” để có được bằng nọ, chứng chỉ kia.
Và với mong muốn cho con vào được đại học để về sau cũng có bằng này, bằng nọ nên đã có người sẵn sàng “hy sinh đời bố để củng cố đời con” và vụ tiêu cực trong kỳ thi THPT quo61c gia năm 2018 ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La là một bằng chứng. Điều đáng lo ngại là hệ lụy của việc chạy theo bằng cấp đã làm cho không ít người giỏi, thực sự có tài nhưng vì không có đủ bằng cấp mà chấp nhận thua thiệt, không đạt được vị trí xứng đáng, không được mọi người thừa nhận. Trong khi đó, có một số người không học được vì năng lực yếu kém nhưng để có được tấm bằng thì tất yếu phải mua bằng giả hoặc học giả nhưng bằng thật. Và điều này đã làm cho những tấm bằng, chứng chỉ trở thành gánh nặng công danh chứ không phải là nhu cầu về tri thức.
Đồng thời, vì chịu ảnh hưởng bởi thứ triết lý nhân sinh “nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ cổ” (nhất sĩ: hạng trí thức; nhì nông: người làm nghề nông; tam công: người làm thợ; tứ cổ: người buôn bán), hay “học để làm quan”, học để được làm ông kia bà nọ, nên người Việt xưa rất trọng trí thức mà xem thường những người làm nghề khác. Bởi lẽ thời đó, chỉ có những người có học hành và thi đậu mới được ra làm quan, mới được “vinh quy bái tổ” để “ngực anh đi trước, võng nàng theo sau”. Khi ông nghè về làng thì không chỉ có cha mẹ hay dòng họ mà cả quê hương bản quán cũng được “nở mặt, nở mày”. Điều tệ hại hơn mà triết lý nhân sinh mang lại là “một người làm quan cả họ được nhờ” và thậm chí là cả làng, cả tổng cũng được thơm lây. Hơn nữa, với các kỳ thi nho học ngày xưa đã tạo cho nho sinh lối học “tầm chương trích cú” với lời dạy của thánh hiền là bất biến, nên đã triệt tiêu sự sáng tạo, lối tư duy phản biện của người học; đồng thời, trói buộc sáng kiến của con người và dẫn đến thiếu tự tin, không dám vượt bỏ quá khứ mặc dù biết rõ rằng “đức năng thắng số” và “nhân định thắng thiên” là chuyện bình thường.
Như vậy, Đảng ta đã nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật và đánh giá đúng sự thật, đồng thời cũng đã chỉ ra giải pháp để “từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam đã tồn tại trong lịch sử”. Vấn đề còn lại là mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng nhận thức về những hạn chế này ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương mình đến mức nào, từ đó đề ra giải pháp phù hợp để khắc phục hiệu quả.