Thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục có thêm một phiên điều chỉnh. Áp lực bán gia tăng ở các mã trụ khiến chỉ VN-Index không giữ được sắc xanh trong phiên sáng và sau đó giằng co giảm nhẹ. Bên cạnh áp lực bán chốt lời ngắn hạn từ khối nội,ứngkhoánhôsoi 24 thị trường hôm nay giảm, một phần cũng do khối ngoại duy trì lượng bán ròng.
Theo dữ liệu từ MBS, dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm -4,36 điểm (-0,41%) còn 1.065,35 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, khi toàn sàn HOSE có 173 mã tăng song có tới 215 mã giảm và 58 mã đứng giá.
Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên chỉ số VN-Index phiên này là: BID (-2,08%), VCB (-1,11%), VHM (-1,78%), GAS (-1,68%), HPG (-2,36%)… đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu lớn khác như: MWG (+5,13%), TCB (+2,2%), SHB (+3,45%), KBC (+5,39%), POW (+2,3%)… |
Chỉ số VN30-Index cũng đóng cửa trong sắc đỏ nhưng giảm nhẹ hơn với -1,47 điểm (-0,14) xuống 1.077,41 điểm. Ở rổ VN30 chỉ có 5 mã tăng trong khi có tới 20 mã giảm và 5 mã đứng giá. Trong khi nhóm midcap ngược dòng thị trường với phiên tăng thứ 2 liên tiếp, thì nhóm smallcap giảm nhẹ -0,09%.
Thanh khoản trên toàn thị trường tăng mạnh trong phiên hôm nay, đạt 17,811 tỷ đồng, tăng 36,5% so với phiên trước đó và cao hơn 12,91% so với bình quân của tuần trước.
Khối ngoại bán ròng 309 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán của khối ngoại tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như: HPG, STB, KDH, VPB, VCB… Ở chiều ngược lại HDB, SSI, VND, VRE, PLX… là những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong phiên này.
Thị trường chứng khoán hôm nay chịu áp lực từ việc bán chốt lời, mặc dù số mã đỏ cũng không quá lấn át. Chỉ số VN-Index mất điểm chủ yếu do nhóm cổ phiếu lớn yếu. Nhiều mã lớn trong rổ VN30 giảm khá mạnh hôm nay: BID -2,08%, VCB -1,11%, VHM -1,78%, VIC -1,1%, GAS -1,68%... Nhìn một cách tổng thế, thị trường vẫn có nhiều mã tăng tốt với biên độ khá cao. Do vậy, chỉ số trong bối cảnh thị trường hiện nay chưa nói lên được nhiều điều, bởi sự phân hóa đi sâu vào từng mã riêng.
Thanh khoản thị trường hôm nay tăng mạnh khá bất ngờ. Ảnh: Minh họa |
Thị trường hôm nay tăng rất mạnh về thanh khoản, một phần nào đó có sự bất ngờ. Giá trị giao dịch toàn thị trường gần 18 nghìn tỷ rõ ràng không phải dễ dàng có được. Tuy vậy, không thể phủ nhận là áp lực bán ngắn hạn phiên này tăng mạnh và có thể cũng chưa dừng lại.
Quan điểm tích cực có thể cho rằng, thị trường đang có sự hấp thụ tốt, bởi lượng bán ra đã có bên mua vào. Tuy nhiên, thanh khoản đã có dấu hiệu tăng ở những phiên trước, nên có thể thanh khoản tăng mạnh mở đầu cho một giai đoạn phân phối sau đó. Nếu là phân phối thị trường có thể sẽ còn điều chỉnh tới khi nào hàng bán cạn dần mới tăng lại.
Chính vì vậy, thị trường ngắn hạn vẫn phải chờ thêm, nếu tiền vào tốt và bên mua chấp nhận điểm vào mới thì mọi thứ chắc hẳn sẽ tốt lên. Tuy nhiên, cũng nhìn vào thực tế, các yếu tố hỗ trợ vẫn chưa đủ mạnh để hỗ trợ chỉ số tạo một xu thế tăng mạnh tiếp theo, nhất lại trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý I không thật khả quan. Cũng vì vậy, quan trọng nhất hiện nay là danh mục nhà đầu tư lựa chọn, nếu chọn đúng mà chưa chịu sức ép chốt lời và kết quả kinh doanh khả quan thì cơ hội vẫn đến.
Theo các chuyên gia của MBS, áp lực bán gia tăng khiến lượng hàng ở phiên có thanh khoản cao nhất từ đầu năm về tài khoản chiều nay phải cắt lỗ dù chỉ số Vn-Index không giảm nhiều. Ngoài áp lực bán chung, thị trường cũng đang gặp lực cản từ khối ngoại kể từ đầu tháng 4 khi họ quay ra bán ròng.
Tuần này, chứng khoán thế giới có nhiều sự kiện tác động, ảnh hưởng đến cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào tháng 5. Tâm lý nhà đầu tư sẽ thận trọng chờ đợi, bên cạnh đó mùa báo có kết quả kinh doanh quý I sắp được công bố được dự báo không mấy tích cực cũng là phép thử cho thị trường đợt này.
Thị trường chứng khoán Mỹ trở lại giao dịch hôm nay trong khi thị trường châu Âu và một số thị trường lớn khác nghỉ lễ. Ở châu Á, thị trường Trung Quốc đại lục giảm điểm trong khi thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc tăng điểm. Tuần này, nhà đầu tư hướng sự chú ý đến các sự kiện chính trên thị trường Mỹ như: dữ liệu lạm phát CPI tháng 3 và biên bản cuộc họp của FED vào thứ 4, dữ liệu PPI tháng 3 vào thứ 5, dữ liệu tâm lý người tiêu dùng, doanh số bán lẻ và báo cáo thu nhập của các ngân hàng vào thứ 6. |