Bộ Công Thương đạt tỷ lệ 44,ộCôngThươngđặtmụctiêusảnxuấthộpsốđộngcơchoôtôtạiViệkết quả hạng 3 đức52% trong tinh giản biên chế Đại học đầu tiên thuộc Bộ Công Thương đạt chuẩn kiểm định chất lượng khu vực AUN-QA Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ |
Phát triển ngành ô tô gắn liền công nghiệp hỗ trợ
Bộ Công Thương đưa ra dự thảo về "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" ngày 17/9 để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi.
Nội dung chính của chiến lược là phát huy nội lực của mọi thành phần kinh tế trong nước; chú trọng liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới để phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông.
Cụ thể, đối với xe chở người đến 9 chỗ sẽ tập trung vào dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân.
Đối với xe chuyên dụng, lựa chọn sản xuất, lắp ráp một số chủng loại xe có nhu cầu lớn (xe chở beton, xe xitec, xe phục vụ an ninh, quốc phòng...); khuyến khích sản xuất xe nông dụng nhỏ đa chức năng (kết hợp vận tải hàng hoá với một hay nhiều tính năng như làm đất, bơm nước, phát điện, phun thuốc sâu...) để đáp ứng nhu cầu của đồng bào vùng nông thôn và miền núi.
Về công nghiệp hỗ trợ, sẽ tiếp cận và ứng dụng công nghệ để chế tạo được các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe... cho một vài chủng loại xe; tăng cường hợp tác với các hãng ô tô lớn, lựa chọn chủng loại phụ tùng, linh kiện mà Việt Nam có thể sản xuất để đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất - cung ứng toàn cầu. Trên cơ sở đó, đầu tư công nghệ tiên tiến, sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu các linh kiện quan trọng của xe hơi sẽ được nội địa hóa tại Việt Nam. Ảnh: VGP |
Đến năm 2035, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó, xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc.
Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa. Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô; phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.
Giai đoạn 2026 - 2035, sẽ đáp ứng trên 65% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc.
Để đạt được các mục tiêu trên, chiến lược đã đưa ra các định hướng cụ thể như xác định và thiết lập đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tập trung cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm bảo đảm hợp chuẩn quốc tế. Đồng thời, hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ô tô tập trung trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại sản xuất; đẩy mạnh hợp tác - liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở nghiên cứu - triển khai và các cơ sở đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế để nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường khả năng chuyên môn hoá...
Cho đến nay, Chính phủ cũng đã đưa ra các chính sách rất cụ thể để hỗ trợ cho sản xuất trong nước như ưu đãi thuế nhập khẩu cho linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (Nghị định số 101/2021/NĐ- CP của Chính phủ) , giảm lệ phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước, ...
Nhờ các chính sách kịp thời từ Chính phủ và nỗ lực từ các doanh nghiệp, giai đoạn 2014 đến 2021, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đạt được một số kết quả nhất định so với mục tiêu đề ra của chiến lược.
Ngành công nghiệp ô tô hướng tới cải thiện tỷ lệ nội địa hóa
Bộ Công Thương thông tin rằng, vẫn còn một số mục tiêu chưa đạt được và một số điểm hạn chế cần khắc phục như tỷ lệ nội địa hóa đối với xe đến 9 chỗ: thực tế mới chỉ đạt mức trung bình 12 - 20%, thấp hơn khá nhiều so với mức mục tiêu năm 2020: 30-40%.
Tỷ lệ xuất khẩu đối với xe đến 9 chỗ, thực tế xuất khẩu mới chỉ đạt khoảng 1000 xe, thấp hơn khá nhiều so với mức mục tiêu năm 2020 là 5000 xe.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng đã có những định hướng phù hợp trong việc phát triển các dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...).
Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ thực thi còn khá hạn chế. Cho đến nay, mới chỉ có chính sách hỗ trợ thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho xe điện chạy pin và chưa có lộ trình cụ thể cho việc phát triển các dòng xe điện hóa khác tại Việt Nam.
Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi cả về qui mô dân số, tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Quy mô, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ô tô trong nước qua đó cũng đã có khác nhiều so với trước đây. Bên cạnh đó ngành công nghiệp ô tô thế giới đang thay đổi mạnh mẽ cả về công nghệ sản xuất, chủng loại sản phẩm và mẫu mã tạo sản phẩm.
Ngoài ra, các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan ngành ô tô đang có những phát triển rất ấn tượng, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị và nguy cơ thị trường xe sản xuất trong nước bị giảm thị phần nay tại thị trường trong nước là điều khó tránh khỏi nếu như không có những cơ chế chính sách phù hợp.
Nhằm quyết tâm thúc đẩy ngành ô tô Việt Nam phát triển Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 589/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 xét đến 2025, trong đó có nội dung "Khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành công nghiệp ô tô, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam".
Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ tiếp tục củng cố thể chế, chính sách tốt hơn, có lợi cho sản xuất, cho người dân và không trái với thông lệ, cam kết hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước ngoài tạo việc làm, cũng cần mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu; đổi mới sáng tạo, hợp tác và phân công sản xuất nhằm phát triển hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ, đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho mỗi chiếc xe.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều yếu tố, đặc biệt là những yếu tố được nêu ở trên đang tác động mạnh mẽ và tạo áp lực lớn đến ngành sản xuất ô tô trong nước. Bên cạnh đó, ngành sản xuất ô tô còn chịu sự tác động mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và xu thế tiêu dùng. Do vậy, trong giai đoạn tới, ngành sản xuất ô tô Việt Nam muốn phát triển tốt cần có những thay đổi để phù hợp do vậy triển khai xây dựng "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" hết sức cấp thiết và có ý nghĩa cả về thực tiễn và khoa học.