【truc tiep ty so bong da】Cải cách để phục vụ

Bài 3: Vì mục tiêu an dân

Để thực hiện đạt mục tiêu an dân thì trước hết phải giúp đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Dù tỉnh còn nghèo,ảicchđểphụcvụtruc tiep ty so bong da nhưng có thể khẳng định Hậu Giang đã thực hiện tốt mục tiêu này.

Được hỗ trợ nhà tình thương là cơ hội để gia đình chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp, ở ấp 3, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, vươn lên thoát nghèo.

Hướng tới sự hài lòng của người dân

“Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy

Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào...”.

Những lời hát ngọt ngào, sâu lắng trong bài ca cổ nổi tiếng “Tình anh bán chiếu” của cố soạn giả Viễn Châu đã in đậm trong tâm trí của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó cũng phác họa phần nào đặc điểm về vùng đất Ngã Bảy xưa với sự tấp nập, nhộn nhịp của ghe tàu từ khắp mọi nơi men theo bảy nhánh sông về đây giao thương, buôn bán.

Nhưng nay đã khác, những tuyến đường rộng thênh thang được mở ra không chỉ kết nối Ngã Bảy với những địa phương khác trong tỉnh mà còn giúp địa phương này trở thành đô thị vệ tinh nối liền giữa thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Cùng với đó là bộ mặt đô thị nơi đây ngày càng được đầu tư, mở rộng theo hướng hiện đại, giúp Ngã Bảy trở thành một đô thị trẻ, năng động không chỉ của Hậu Giang mà cả vùng ĐBSCL.

Năm 2015 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thị xã Ngã Bảy khi địa phương này được công nhận đô thị loại III. Hiện Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã đang bắt tay thực hiện mục tiêu đến năm 2020 sẽ xây dựng quê hương trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Bí thư Thị ủy Ngã Bảy Nguyễn Thiện Nhơn từng khẳng định, việc xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu an dân, bởi khi đó đời sống người dân vùng bảy ngả sông sẽ đầy đủ hơn so với bây giờ.

Hướng tới mục tiêu an dân, thị xã Ngã Bảy đã ban hành Đề án xây dựng chính quyền trong sạch, năng động, phục vụ nhân dân, thể hiện rõ nhất qua việc trả kết quả hồ sơ đến tận nhà dân, như: giấy khai sinh, cấp bảo hiểm y tế, nhập khẩu cho trẻ, cấp giấy phép xây dựng… Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Thị ủy còn ban hành chỉ thị về lãnh đạo thực hiện tốt mô hình 3 an (an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, an sinh xã hội), 3 không (không để xảy ra trọng án, không người nghiện ma túy trong cộng đồng, không ô nhiễm môi trường) và 3 có (có điều kiện học hành, có việc làm, có lối sống văn minh đô thị).

Đặc biệt là trong Nghị quyết năm 2017, thị xã mạnh dạn đưa vào chỉ tiêu mới là mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động của cấp ủy, chính quyền thị xã đạt ít nhất từ 80% trở lên. Trong đợt thăm dò và phát phiếu khảo sát ý kiến lần 1 vừa qua, có hơn 94,9% số phiếu rất hài lòng và hài lòng. Con số đó chứng tỏ thị xã Ngã Bảy đã thành công trong thực hiện chủ trương an dân ở địa phương mình.

Dân khó, có cấp ủy, chính quyền

Không chỉ ở thị xã Ngã Bảy, công tác chăm lo đời sống người dân đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Nhìn những giải pháp và hiệu quả trong công tác giảm nghèo sẽ thấy rõ điều đó.

Thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và thông điệp của Thủ tướng Chính phủ: “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, các ngành, các cấp luôn tập trung nhiều nguồn lực để chăm lo cho người nghèo, tạo điều kiện để bà con vươn lên thoát nghèo bền vững. Riêng từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã vận động quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh phúc lợi xã hội trên 194,6 tỉ đồng. Từ nguồn vận động này, đã tổ chức xây dựng, bàn giao hơn 300 căn nhà “Đại đoàn kết”, hỗ trợ sửa chữa nhà tình nghĩa, tình thương, giúp học sinh học tập, giúp phát triển sản xuất...

Năm 2016 là năm đặc biệt đối với gia đình chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp, ở ấp 3, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, khi thoát được cái nghèo. Trong năm này, gia đình chị được hỗ trợ căn nhà tình thương. Không còn lo cảnh nhà dột cột xiêu như trước, hai vợ chồng chị chí thú làm ăn, tiết kiệm, dè sẻn trong chi tiêu nên thoát được nghèo.

Chị Hiệp tâm sự: “Lúc trước, những đêm trời mưa gió là chúng tôi cứ nơm nớp lo sợ bởi nhà có trẻ nhỏ, nhưng nhà nghèo quá nên đành chịu, chứ không dám vay tiền để cất nhà. Bây giờ, có mái ấm an cư rồi, vợ chồng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình”.

Niềm vui của gia đình chị Hiệp cũng là niềm vui chung của hơn 4.500 hộ đã thoát nghèo trong toàn tỉnh năm 2016, với tỷ lệ giảm 2,43%, vượt so với chỉ tiêu đề ra là 2%.

Không chỉ trong công tác giảm nghèo, tinh thần vì dân còn được thể hiện bằng Quyết định số 135 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Những buổi tiếp xúc, đối thoại như vậy đã trở thành diễn đàn giúp người dân phát huy quyền làm chủ của mình và là cơ hội để lãnh đạo các cấp, các ngành thể hiện trách nhiệm giải quyết khó khăn, bức xúc của nhân dân.

Huyện Vị Thủy là địa phương thực hiện tốt chủ trương tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Trong năm nay, lãnh đạo huyện đề ra chỉ tiêu tổ chức 5 cuộc họp dân định kỳ, đến nay đã thực hiện đủ 5 cuộc để đối thoại với cán bộ không chuyên trách, đối thoại với hộ nghèo, với cán bộ, công nhân viên chức lao động, với nhân dân ở xã xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, Huyện ủy còn chỉ đạo cho các xã, thị trấn cố gắng tổ chức họp dân định kỳ ở tất cả các ấp để nắm bắt kịp thời tình hình thực tế trong nhân dân.

“Cách làm này được lãnh đạo huyện duy trì từ nhiều năm nay và không ít vấn đề bức xúc, khó khăn người dân nêu ra đã được giải quyết thỏa đáng”, bà Nguyễn Thị Hồng Châu, Phó trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Vị Thủy, chia sẻ.

Dù bận rộn nhiều việc nhưng Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh đã dành thời gian tiếp xúc, đối thoại với người dân ở huyện Phụng Hiệp và huyện Long Mỹ trong năm nay. “Việc tiếp xúc, đối thoại không có mục đích nào khác là để góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Đây cũng chính là quan điểm lãnh đạo của tỉnh từ các nhiệm kỳ trước để lại và chúng tôi là những người kế tục để tiếp tục làm cho thật tốt công việc này”, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh chia sẻ.

Tại các buổi tiếp xúc, đối thoại, Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ đạo cho các cấp, các ngành ghi nhận và giải quyết thỏa đáng các ý kiến của người dân theo đúng quy định. Từ đó, người dân cảm thấy hài lòng vì ý kiến của họ được tôn trọng và có hướng giải quyết cụ thể. Đó sẽ là “chất kết dính” để làm khắng khít hơn mối quan hệ máu thịt giữa các cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân trong tỉnh.

Thật khó để kể hết những chính sách, biện pháp chăm lo mà cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh đã thực hiện dành cho người dân. Cũng nhờ mục tiêu an dân được thực hiện tốt mà người dân luôn tin tưởng và một lòng ủng hộ, góp công, góp sức để cùng xây dựng tỉnh nhà phát triển toàn diện như hiện nay và sẽ còn cả ở tương lai.

“Trong suy nghĩ của lãnh đạo tỉnh lúc nào cũng trăn trở là làm sao để đời sống người dân được nâng lên và chăm lo tốt hơn cho gia đình người có công với cách mạng…”, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh khẳng định.

 

Vào thời điểm thành lập tỉnh năm 2004, thu nhập bình quân đầu người của người dân Hậu Giang chỉ ở mức 17 triệu đồng/người/năm, nhưng đến nay, con số này tăng gần gấp đôi. Điều đó cho thấy các biện pháp chăm lo cho đời sống người dân mà tỉnh triển khai thực hiện trong nhiều năm qua đã phát huy hiệu quả tích cực.

 

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN