【kết quả bóng đá đức tối qua】Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị kiểm toán các dự án giao thông
Tuy nhiên,ộtrưởngĐinhLaThăngđềnghịkiểmtoáncácdựángiaothôkết quả bóng đá đức tối qua do hạn chế về nhân lực nên Kiểm toán Nhà nước đã không thể đáp ứng được đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
Thông tin được ông Cao Tấn Khổng, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước kiêm chức danh Người phát ngôn của Kiểm toán Nhà nước công bố trong buổi họp báo sáng nay (20/3).
Không đủ nhân lực kiểm toán toàn bộ các dự án giao thông
Nói cụ thể hơn về nguyên nhân khiến Kiểm toán Nhà nước không thể đáp ứng được đề nghị của Bộ trưởng Bộ GTVT là do KTNN không thể đủ cán bộ, năng lực để kiểm toán tất cả các dự án. Ông Cao Tấn Khổng nói: “Chúng tôi không thể phân bổ được lực lượng, số lượng theo yêu cầu vì nhân lực Kiểm toán Nhà nước vẫn còn ít và hạn chế. Việc tuyển người vào lĩnh vực này rất khó khăn, khi tuyển dụng Kiểm toán Nhà nước đều chọn nhân lực tốt nghiệp loại giỏi trong và ngoài nước nhưng vẫn phải kèm cặp hướng dẫn một thời gian dài mới làm việc được”.
Tuy nhiên, trong năm 2015, Kiểm toán Nhà nước vẫn sẽ tập trung kiểm tra nhiều dự án trọng điểm trong lĩnh vực giao thông vận tải như dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2-Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; Dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 1A; Dự án đường cao tốc Nội Bài -Lào Cai; Dự án xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Dây; Dự án cải tạo và nâng cấp QL 10 đoạn Ninh Phúc-cầu Điền Hộ, tỉnh Ninh Bình; Dự án đầu tư xây dưng công trinh quốc lộ 18 đoạn qua thị xã Uông Bí-TP.Hạ Long theo hình thức BOT; Dự án nâng cấp, mở rộng QL1A ddaonj Dốc Xây – TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Trong năm 2014 vừa qua, toàn ngành Kiểm toán tập trung thực hiện 191 cuộc kiểm toán tại 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 14 Bộ, ngành, 37 dự án đầu tư, chương trình, dự án quốc gia.
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 23.400 tỷ đồng, trong đó, các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua Ngân sách Nhà nước là hơn 8.800 tỷ đồng.
Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2-Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ được kiểm toán trong năm nay. Ảnh minh họa: TTXVN
Tại sao chưa kiểm toán các quỹ “khủng” ngoài ngân sách
Liên quan đến việc hiện nay có rất nhiều các quỹ ngoài ngân sách Nhà nước với số dư rất lớn nhưng lại ít bị kiểm toán, ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho hay, các quỹ này chính là vốn, tài sản của Nhà nước, là đối tượng của Kiểm toán Nhà nước. Điều này đã được quy định trong luật hiện hành và sửa đổi dự kiến được thông qua trong kỳ họp thứ 9 tới. Đối tượng của Kiểm toán Nhà nước là toàn bộ vốn, tài sản của Nhà nước, kể cả trong ngân sách và ngoài ngân sách.
Theo ông Bùi Đức Thụ, tỷ trọng thu chi của các quỹ trên cao. Tuy nhiên, hiện tại, do năng lực của Kiểm toán Nhà nước chưa thể đáp ứng được khối lượng công việc khổng lồ. Trước đây, năng lực chỉ kiểm toán được một nửa, hiện giờ đã tăng lên 2/3. Do đó, việc kiểm toán các quỹ ngoài ngân sách nhà nước vẫn đứng sau các ưu tiên khác. Khi Kiểm toán Nhà nước trình kế hoạch kiểm toán và xin ý kiến của Quốc hội, Quốc hội sẽ cân đối theo hướng ưu tiên kiểm toán để phục vụ cho quyết toán Nhà nước.
Đó chính là định hướng đúng tập trung vào những vấn đề phuc vụ cho các cải cách của Đảng và Chính phủ. Ví dụ hiện cổ phần hóa như thế nào, trong quá trình thực hiện rất cần kiểm toán vào cuộc để có những điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, cũng có những vấn đề tài chính nổi cộm trên các phương tiện thông tin đại chúng cần được ưu tiên kiểm toán trước.
Do vậy, việc kiểm toán các quỹ tài chính ngoài ngân sách, ngoài Quỹ Bình ổn Xăng dầu thì Kiểm toán Nhà nước hầu như chưa kiểm toán được nhiều vì những lý do trên.
Theo nhận định của ông Bùi Đức Thụ, hiện có quá nhiều quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước lại có nhiệm vụ thu chi trùng với các nội dung tương tự trong ngân sách nhà nước. “Đúng là số lượng các quỹ tài chính nhà nước quá nhiều, nhiều quỹ trùng với thu chi ngân sách nhà nước như Quỹ bảo trì đường bộ. Ngay cả một số quỹ trong khoa học công nghệ, phòng chống tác hại thuốc lá…cũng có sự trùng lặp với nhiệm vụ thu chi của ngân sách nhà nước”, ông Bùi Đức Thụ nói.
Trước đó, năm 2011, sau nhiều bức xúc của dư luận về việc trích và sử dụng quỹ Bình ổn xăng dầu, Kiểm toán Nhà nước đã vào cuộc với chuyên đề về trích lập quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu giai đoạn 2009-2010. Kết luận của báo cáo kiểm toán sau đó cho thấy, việc trích lập, sử dụng bình ổn giá xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong thời gian 2009 - 2010 được thực hiện khá nghiêm túc theo quy định của Nhà nước.
Trần Hoài