【số liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá adelaide united gặp melbourne city】Giải pháp nào để ứng phó biến đổi khí hậu ?

Thiên tai khốc liệt đã và đang diễn ra trên khắp thế giới khiến nhiều quốc gia lâm vào cảnh khó khăn. Giải pháp cho vấn đề này đang được nhiều người quan tâm.

Khói bốc lên từ cơ sở lọc dầu ở Bắc Alberta,ảiphpnođểứngphbiếnđổikhhậsố liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá adelaide united gặp melbourne city Fort McMurray, Canada. Ảnh tư liệu: AFP

Trong chuyến công du tới Pakistan gần đây, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã tận mắt chứng kiến cảnh người dân đang phải gánh chịu hậu quả thiên tai hết sức nặng nề, từ lũ lụt cho đến cháy rừng, trong khi tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu không có dấu hiệu chậm lại. Ông Guterres một lần nữa nhấn mạnh thông điệp phải ứng phó với biến đổi khí hậu ngay lập tức bởi những người dân nghèo khổ nhất trên thế giới đang phải trả một cái giá khủng khiếp do chính những doanh nghiệp xả khí thải nhà kính gây ra trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Ông Guterres cũng cam kết sẽ đưa vấn đề biến đổi khí hậu và nhiều vấn đề cấp bách đối với Trái đất ra thảo luận trong Tuần lễ Cấp cao, kỳ họp Đại hội đồng LHQ khóa 77 để tìm kiếm giải pháp và thúc đẩy các nước hành động.

Trong một động thái liên quan, mới đây Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho rằng nhân loại đang “đi sai hướng” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu do việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch. Theo WMO, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện đang cao hơn so với mức trước đại dịch.

WMO cho rằng, thiên tai sẽ trở nên phổ biến nếu thế giới không cắt giảm lượng khí carbon theo mức mà giới khoa học cho là cần thiết để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của tình trạng ấm lên toàn cầu. Bản đánh giá viện dẫn trận lũ lụt nghiêm trọng tại Pakistan và đợt nắng nóng ảnh hưởng đến mùa màng tại Trung Quốc trong năm nay là những ví dụ cho những gì có thể xảy ra.

Theo WMO, sau khi lượng khí thải giảm 5,4%, mức giảm chưa từng có, vào năm 2020 do các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại toàn cầu vì đại dịch Covid-19 thì từ đầu năm đến nay, lượng khí CO2 phát thải toàn cầu cao hơn 1,2% so với trước khi đại dịch bùng phát. Theo đánh giá, con số này chủ yếu là lượng khí phát thải tăng hàng năm ở Mỹ, Ấn Độ và hầu hết các nước châu Âu.

Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas nhấn mạnh do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch nên dẫn đến hiệu ứng khí thải nhà kính làm Trái đất nóng lên. WMO cho biết, 5 năm tới nhiều khả năng tình trạng nóng lên của Trái đất sẽ phá vỡ kỷ lục năm 2016. Đây là dấu hiệu đáng lo bởi khi Trái đất nóng lên sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó đoán làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của con người. Do vậy, chống biến đổi khí hậu đòi hỏi các quốc gia phải cùng chung tay thực hiện.

Còn theo ông Guterres, nỗ lực toàn cầu ứng phó với khủng hoảng khí hậu hiện nay chưa đủ, chưa tương xứng để có thể giải quyết những hậu quả khủng khiếp mà biến đổi khí hậu gây ra cho loài người. Ông cũng nhấn mạnh rằng những nước nghèo nhất ở châu Phi hay các quốc đảo nhỏ không phải là những nước gây ra biến đổi khí hậu thế nhưng họ lại đang gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.

Ông Guterres khẳng định Nhóm G20 gồm những nước giàu nhất thế giới phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề khí thải nhà kính và biến đổi khí hậu hiện nay, cho dù chính các nước này cũng đang phải chịu hậu quả thiên tai. Theo đó, tất cả các nước, đứng đầu là các nước G20, cần cắt giảm khí thải hàng năm, để sớm đạt được mục tiêu mức tăng nhiệt độ toàn cầu được kiểm soát ở mức cao hơn 1,5oC so với nhiệt độ toàn cầu thời tiền công nghiệp.

Ngoài ra, ông Guterres cũng đề xuất các nước thuộc “điểm nóng” bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu, cần phải xây dựng hạ tầng chịu được lũ lụt ngay từ bây giờ và ít nhất một nửa nguồn tài chính do các nước phát triển đóng góp nên dành cho các nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu như vậy.

Chống biến đổi khí hậu thật sự là vấn đề cấp bách toàn cầu hiện nay cần sớm có giải pháp khả thi. Bài toán khó này cần sự chung tay của cộng đồng quốc tế mới hy vọng sớm tìm ra lời giải.

HN tổng hợp