【vô địch italia】Mỹ “tấn công” ngoại giao khu vực Thái Bình Dương

3 thách thức lớn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2023
Tổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Mỹ “tấn công” ngoại giao khu vực Thái Bình Dương

Theo thông cáo của Nhà Trắng ngày 28/3, một đoàn quan chức cao cấp của Mỹ vừa có chuyến thăm tới một loạt nước và đảo quốc nằm ở Thái Bình Dương, bao gồm New Zealand, Papua New Guinea, Solomon, Vanuatu và Fiji. Tham gia phái đoàn có nhiều quan chức cấp cao như Điều phối viên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Kurt Campbell; Giám đốc khu vực châu Á của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) Michael Schiffer; Tư lệnh Lực lượng tuần duyên vùng 14 – Chuẩn đô đốc Michael Day; Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Mark Lambert cùng Đại sứ Frankie Reed - Đặc phái viên Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương.

Trong chuyến thăm, đoàn đã gặp lãnh đạo các quốc gia, làm việc với các quan chức cao cấp, thành viên phe đối lập trong khu vực. Trong các cuộc tiếp xúc, phía Mỹ nhấn mạnh cam kết đối với các đảo quốc ở khu vực Thái Bình Dương và vai trò quan trọng của những nước này trong việc bảo đảm một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở và tự cường. Chương trình nghị sự còn xoay quanh các vấn đề hỗ trợ đáp ứng nhu cầu phát triển; xây dựng năng lực trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khí hậu, đánh bắt cá và đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ Đối tác vì Thái Bình Dương xanh (PBP).

Trong cuộc gặp giới chức Bộ Quốc phòng cùng Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand, đoàn đã thảo luận tầm quan trọng của việc phối hợp nỗ lực song phương; chia sẻ mong muốn lập nhóm công tác chung để thảo luận về các công nghệ mới nổi và những lĩnh vực hợp tác trong tương lai.

Tại Papua New Guinea, đoàn đã trao đổi các bước đi tiếp theo nhằm hoàn tất đàm phán về thoả thuận cho phép nhân viên tham gia hoạt động trên các tàu công vụ của đối phương và thỏa thuận hợp tác quốc phòng. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương, gia tăng hợp tác trong những vấn đề thiết yếu như chống đánh bắt cá trái phép, bảo vệ tài nguyên biển và củng cố hạ tầng y tế.

Tiếp nối chuyến công tác của phái đoàn Mỹ tại Solomon hồi tháng 4/2022, hai bên đã tổ chức đối thoại chiến lược lần đầu tiên để trao đổi một loại những vấn đề cùng quan tâm, trong đó có bảo vệ tài nguyên biển, phát triển kinh tế và giáo dục. Trong số kết quả đáng chú ý của đối thoại có việc cam kết lập hội thảo hỗ trợ kỹ thuật và thăm dò khả năng thúc đẩy sáng kiến giáo dục với Đại học quốc gia Solomon. Dự kiến cuộc đối thoại lần hai sẽ được tổ chức vào cuối năm nay.

Tại Vanuatu, Thủ tướng Kalsakau nhấn mạnh sự hiện diện của Mỹ ở khu vực có ý nghĩa quan trọng, mong muốn hợp tác với Mỹ và các nước cùng chí hướng trong đấu tranh chống biến đổi khí hậu, xây dựng năng lực ứng phó nạn đánh bắt cá trái phép và bảo vệ tài nguyên biển. Nhân dịp này, USAID đã công bố khoản viện trợ nhân đạo bổ sung trị giá 3,2 triệu USD để hỗ trợ hoạt động cứu trợ sau cơn bão Judy và Kevin. Hai bên nhất trí thăm dò khả năng lập cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ tại Thủ đô Vanuatu, coi đây là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm thể hiện cam kết lâu dài đối với khu vực.

Tại Fiji, đoàn đã có cuộc gặp với Ban thư ký Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương để thảo luận sáng kiến PBP và cách thức PBP có thể hỗ trợ Diễn đàn và Chiến lược Xây dựng Thái Bình Dương Xanh vào năm 2050 của khu vực. Nằm trong chương trình nghị sự tổng thể, hai bên đã thảo luận tầm quan trọng của việc tăng cường hơn nữa quan hệ Mỹ-Fiji nhằm thúc đẩy bảo vệ tài nguyên biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, và mở rộng các cơ hội kinh tế, giáo dục. Hai bên cũng trao đổi biện pháp ứng phó với những hoạt động phi pháp, như đánh bắt cá trái phép và buôn bán ma tuý.