88Point

Với mục tiêu không ngừng chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất bảng xếp hạng bđ anh

【bảng xếp hạng bđ anh】Cầu nối đưa khoa học đến với nông dân

Với mục tiêu không ngừng chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm giúp người dân canh tác đạt hiệu quả,ầunốiđưakhoahọcđếnvớbảng xếp hạng bđ anh trong năm qua, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Trung tâm) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã thực hiện nhiều phần việc để tiếp tục tạo cầu nối đưa khoa học đến với nông dân.

Bà Nguyễn Thị Kiều (giữa), Giám đốc Trung tâm, kiểm tra mẫu đất cùng người dân tại vùng bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật.

Thực hiện nhiều hoạt động khoa học, công nghệ

Bà Nguyễn Thị Kiều, Giám đốc Trung tâm, cho biết: Việc nghiên cứu, thực hiện đề tài, dự án khoa học vào thực tiễn cuộc sống được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Do đó, trong năm qua, Trung tâm đã tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và người dân tại nhiều nơi trong tỉnh triển khai 8 dự án khoa học; trong đó, có 2 dự án cấp tỉnh và 6 dự án cấp huyện. Điều phấn khởi là khi mỗi dự án được thực hiện đều nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, cũng như sự tham gia nhiệt tình từ người dân. Nhờ vậy, các dự án khi hoàn thành đều mang lại những hiệu quả tích cực cho bà con như mục tiêu đề ra, thậm chí có dự án đạt kết quả ngoài mong đợi.

Minh chứng là với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung tâm, mô hình trồng bưởi da xanh trên vùng đất phèn, mặn đầu tiên của tỉnh đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP vào cuối năm 2020 trong niềm vui của nhà vườn tại ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ. Trong quá trình thực hiện dự án, Trung tâm tổ chức 10 cuộc tập huấn để chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý sâu bệnh theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, cán bộ của Trung tâm còn phối hợp với nhà vườn tiến hành lấy mẫu đất và nước để phân tích những chỉ số có liên quan, từ đó đưa ra nguồn phân bón phù hợp để dần cải tạo lại chất lượng nguồn đất, nước. Mặt khác, cán bộ trung tâm còn tổ chức đánh giá lại chất lượng một số vườn bưởi da xanh để tìm ra và có hướng khắc phục những mặt hạn chế, qua đây giúp bà con có cách trồng và chăm sóc đạt hiệu quả hơn.

Ông Đặng Văn Út, hộ dân có hơn 1ha bưởi da xanh nằm trong dự án, cho biết: “Nhìn vườn bưởi xanh tốt, trĩu trái để bán vào dịp tết như hiện nay là nằm ngoài sự tưởng tượng của tôi và bà con ở đây. Bởi, không ai nghĩ rằng, vùng đất phèn mặn như khu vực này mà có thể trồng bưởi da xanh. Thế nhưng, nhờ có khoa học, nhất là sự hướng dẫn tận tình của cán bộ trung tâm đã làm thay đổi lớn cho vùng đất nơi đây”. Theo đó, với những vườn bưởi đang xanh tốt và có từ 3-4 năm tuổi như trong mô hình thì có thể cho năng suất khoảng 20 tấn trái/ha. Với giá bán bình quân là 35.000 đồng/kg thì mỗi héc-ta bưởi (khoảng 450 cây) có thể cho nguồn thu nhập khoảng 700 triệu đồng/năm. Cao gấp 5-6 lần so với làm lúa trước đây.

Hiện trung tâm đang chăm sóc, bảo tồn nhiều nguồn gen nông sản của tỉnh.

Ngoài niềm vui về hiệu quả kinh tế thì cán bộ trung tâm và người dân trong mô hình còn phấn khởi khi có gần 22ha bưởi da xanh nơi đây được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP, vượt gần 2ha so với mục tiêu ban đâu. Kỹ sư Trịnh Hồng Nhung, chủ nhiệm dự án, bộc bạch: Dự án thành công đã giúp nông dân vùng phèn, mặn của huyện Long Mỹ nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng bưởi da xanh, nhất là ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản xuất; đồng thời dần phát triển vùng chuyên canh bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP cho địa phương trong thời gian tới.

Cùng với dự án nổi bật trên thì trong năm qua cán bộ trung tâm còn tiến hành khảo sát quy mô, hiện trạng trồng, sản xuất và kinh doanh sản phẩm chanh không hạt trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho Dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chanh không hạt Hậu Giang”. Bên cạnh đó, Trung tâm còn tổ chức nhiều buổi hội thảo đầu bờ, tập huấn; hoàn thiện cơ sở vật chất liên quan các tiêu chuẩn bắt buộc của GlobalGAP về nhà kho, hố rác, hố cát nơi pha thuốc, bàn cầu vệ sinh, tủ thuốc y tế; hỗ trợ hệ thống tưới cho hộ dân… Từ việc triển khai nhiều phần việc như trên nhằm hỗ trợ và thực hiện các dự án khoa học có liên quan mà Trung tâm đảm nhận như: Dự án “Xây dựng mô hình trồng cam mật không hạt theo hướng hữu cơ”, “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thực hành chuỗi giá trị mãng cầu gai đạt tiêu chuẩn GlobalGAP”, “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng và chế biến sau thu hoạch rau đắng đất”, “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP để phát triển vùng chuyên canh khóm”, “Xây dựng mô hình hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng dưa lưới đạt tiêu chuẩn GlobalGAP”…

Bên cạnh triển khai nhiều dự án thì một hoạt động liên quan đến khoa học, công nghệ khác cũng đáng ghi nhận do Trung tâm đang thực hiện là việc đơn vị lưu giữ và phát triển một số nguồn gen nông sản của tỉnh. Cụ thể, đơn vị đang chăm sóc 10 cây quýt đường S0, 10 cây quýt đường S1, 10 cây cam sành S0, 10 cây cam xoàn S0, thực hiện cấy chuyền mẫu khóm tạo thành 200 keo lưu giữ trong phòng nuôi cấy mô của Trung tâm và chăm sóc 1.000 cây khóm giống tại nhà lưới của Trung tâm, cũng như phối hợp cùng nông dân chăm sóc 8.000 cây khóm giống tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền

Song song với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thì trong năm qua Trung tâm còn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Từ việc tuyên truyền nhằm đưa lĩnh vực khoa học công nghệ của tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu và nhiều người dân được tiếp cận để học tập những mô hình, cách làm hay, từ đó tổ chức nhân rộng. Cụ thể trong năm qua, Trung tâm đã xuất bản 12 bản tin khoa học công nghệ, với số lượt phát hành 6.960 bản. Bên cạnh đó, đơn vị còn phối hợp với cơ quan truyền thông địa phương tuyên truyền sâu đậm nhiều hoạt động liên quan đến Trung tâm và Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh, nhất là những vấn đề về triển khai các đề tài, dự án khoa học để nhiều người dân trong và ngoài tỉnh biết đến.

Ngoài những hình thức tuyên truyền trên, cán bộ trung tâm còn thường xuyên cập nhật thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài tỉnh, cũng như các hoạt động về sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các mô hình đề tài/dự án hiệu quả để giới thiệu lên trang website của Sở KH&CN; đồng thời cập nhật và phát triển cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn tin về KH&CN của tỉnh; cũng như duy trì và nâng cấp hệ thống thông tin điện tử của Sở KH&CN.

Bà Nguyễn Thị Kiều, Giám đốc Trung tâm, cho biết thêm: Trong năm 2020, Trung tâm thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được giao; trong đó, việc triển khai các dự án nghiên cứu khoa học luôn được đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công việc. Để có được kết quả trên, Trung tâm luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và tháo gỡ khó khăn kịp thời của lãnh đạo UBND tỉnh và Sở KH&CN. Thời gian tới, từng cán bộ của Trung tâm sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao…

HỮU PHƯỚC

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap