【soi keo halan】Tất bật thu hoạch lúa Thu đông
Tranh thủ những điều kiện thuận lợi,ấtbậtthuhoạchlaThuđsoi keo halan nông dân trong tỉnh đang khẩn trương thu hoạch lúa Thu đông.
Nhiều cánh đồng lúa Thu đông trong tỉnh đang vào vụ thu hoạch với năng suất cao hơn so với cùng kỳ.
Nông dân có lợi nhuận
Nhiều ngày qua, không khí mùa vụ thu hoạch lúa Thu đông chín sớm của người dân trên nhiều cánh đồng của huyện Châu Thành A trở nên sôi động khi bà con bán lúa xong có được nguồn lợi nhuận trong điều kiện sản xuất gặp không ít khó khăn, nhất là chi phí đầu tư tăng mạnh.
Vừa cắt xong hơn 1ha lúa Thu đông (giống lúa OM 18), ông Lâm Thanh Truyền, ở ấp Trường Hiệp, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, thông tin: “Sau khi thu hoạch lúa xong thì tôi rất phấn khởi vì năng suất đạt gần 800kg/công, tăng khoảng 100kg/công so với cùng kỳ. Mặt khác, giá lúa tươi đang được thương lái cân tại ruộng với giá 5.300 đồng/kg (giống lúa OM 18) và từ 5.000-5.150 đồng/kg đối với giống lúa OM 5451. Như vậy, với năng suất và giá bán như trên thì sau khi trừ chi phí sản xuất thì vụ này, gia đình tôi kiếm được nguồn lợi nhuận gần 25 triệu đồng/ha”.
Cánh đồng lúa tại ấp Trường Hiệp có tổng diện tích khoảng 115ha, sau 2 ngày thu hoạch thì bà con đã cắt xong hơn 5ha, với năng suất lúa dao động từ 700-800kg/công (1.300m2), cá biệt có hộ đạt năng suất gần 900kg/công. Điều bà con nơi đây cảm thấy an tâm trong thu hoạch lúa là từ 2 máy cắt ban đầu thì hiện nay đã được tăng cường lên 6 máy cắt. Với số lượng máy cắt như trên và tranh thủ thời tiết thuận lợi thì dự kiến nông dân tại cánh đồng lúa của ấp Trường Hiệp sẽ thu hoạch dứt điểm trong 5 ngày tới. Ngoài ra, từ ngày 2-10 vừa qua, Hậu Giang áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 19 của Chính phủ nên việc đi lại của người dân tại nhiều địa phương trong tỉnh được thuận lợi hơn; đặc biệt là giúp cho công tác thu hoạch và thu mua lúa của bà con tại các cánh đồng lúa Thu đông đang vào vụ cắt được dễ dàng và nhanh chóng. Qua đây, tạo tâm lý an tâm cho bà con vì không lo bị ảnh hưởng của triều cường gây ngập úng.
Cùng tâm trạng phấn khởi khi lúa đạt năng suất và giá bán tương đối cao, ông Nguyễn Minh Châu, ở ấp 3, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Tôi vừa cắt xong 5 công lúa Thu đông (giống lúa OM 18) đạt năng suất hơn 700kg/công, tăng gần 100kg/công so với cùng kỳ. Về giá bán ở mức 5.400 đồng/kg nên sau khi trừ chi phí sản xuất thì gia đình có được nguồn lợi nhuận hơn 2 triệu đồng/công. Hiện không riêng gì tôi mà hầu hết bà con ở cánh đồng lúa nơi đây đều có niềm vui tương tự”.
Dù nguồn lợi nhuận ở mức tương đối nhưng bà con rất phấn khởi là bởi vụ lúa Thu đông năm nay phải sản xuất trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, nhất là chi phí vật tư nông nghiệp ở mức cao, trong đó giá phân bón tăng khoảng 20-25% so với vụ lúa Hè thu trước đó. Ngoài ra, giá thuê máy cắt trong lúc này cũng ở mức cao hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, đối với những diện tích lúa không bị đổ ngã thì tiền thuê công cắt tại nhiều cánh đồng đang ở mức 300.000 đồng/công, còn lúa bị sập thì mức giá tăng lên 350.000 đồng/công, bình quân cao hơn 50.000 đồng/công so với vụ lúa Thu đông năm trước.
Theo lý giải của một số chủ máy cắt đang thu hoạch lúa cho bà con thì nguyên nhân giá công cắt tăng là do giá xăng, dầu tăng. Bên cạnh đó, trong điều kiện dịch Covid-19 như hiện nay thì việc tìm kiếm lực lượng lao động đi cùng máy cắt cũng khan hiếm, nhất là việc khuyến khích các chủ máy cắt thuê lao động đã tiêm ít nhất một mũi vắc-xin phòng Covid-19. Từ việc lao động đi cùng máy cắt khan hiếm nên tiền thuê cũng ở mức cao. Ngoài ra, do thu hoạch lúa trong điều kiện nước ngập, đất bị lún nên việc cắt lúa rất chậm, từ đó dẫn đến số lượng công cắt mỗi ngày giảm rất nhiều so với điều kiện bình thường, trong khi mọi chi phí đi kèm máy cắt đều tăng.
Lo thiếu máy cắt
Dù tiền thuê máy cắt tăng ở nhiều vùng lúa trong tỉnh, tuy nhiên có một điều khá an tâm là hầu hết các cánh đồng đang vào vụ thu hoạch đều được ngành chức năng sở tại thực hiện cân đối và điều tiết máy cắt hợp lý cho từng cánh đồng; từ đó, tình hình thiếu máy cắt lúa chưa xảy ra vào thời điểm này. Thế nhưng, dự kiến từ giữa tháng 10 này, nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ bước vào thời điểm thu hoạch rộ lúa Thu đông, với diện tích khoảng 20.000ha đang trong giai đoạn chín. Vì vậy, vấn đề thiếu máy cắt lúa trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 và vào lúc lúa chín rộ đang là nỗi lo của người dân chuẩn bị thu hoạch lúa trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Công, ở ấp 3, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Tôi mới thu hoạch được 5 công lúa Thu đông và vẫn còn gần 1ha chuẩn bị cắt trong vài ngày tới. Thế nhưng, dù mới đầu vụ nhưng cả khu vực này hơn 4ha lúa mà chỉ có một máy cắt vào thu hoạch, trong khi mọi năm là có đến 4 máy cắt. Đáng lo hơn là vào thời điểm thu hoạch rộ trong vài ngày tới thì không biết tình hình máy cắt như thế nào, trường hợp thiếu máy cắt xảy ra thì nông dân sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện thời tiết thường xuyên xuất hiện mưa dầm như hiện nay thì tình cảnh dồn ứ và lúa quá ngày thu hoạch vẫn chưa được cắt sẽ xảy ra”.
Trước sự lo lắng của người dân, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, đề nghị UBND cấp xã chủ động rà soát nhu cầu máy cắt lúa trên địa bàn để phân phối hợp lý cho từng vùng lúa vào thời điểm thu hoạch. Nếu tại địa bàn không đủ máy cắt lúa phục vụ nhu cầu người dân thì sớm báo cáo về UBND cấp huyện để điều động máy từ xã, phường, thị trấn khác đến hỗ trợ. Trường hợp cấp huyện không đủ máy cắt lúa thì UBND cấp huyện chủ động báo cáo về Sở NN&PTNT tỉnh (thông qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) để xem xét và đề nghị điều động máy cắt từ địa phương khác trong tỉnh đến chi viện cho những nơi có nhu cầu. Bằng mọi giải pháp phải đảm bảo thu hoạch lúa Thu đông cho người dân được kịp thời, tránh bị thiệt hại do thiếu máy cắt.
Cũng theo ông Trần Chí Hùng, vụ lúa Thu đông năm nay, nông dân trên địa bàn tỉnh xuống giống được 35.358ha. Đến thời điểm này, bà con đã thu hoạch được hơn 6.700ha, với năng suất bình quân 5,87 tấn/ha. Diện tích lúa đã thu hoạch tập trung ở huyện Châu Thành A, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy và thành phố Vị Thanh. Về cơ cấu giống lúa OM 5451 chiếm 47,04%, giống OM 18 chiếm 47,51%, Đài Thơm 8 chiếm 2,88%, IR50404 chiếm 1,67%. Diện tích lúa Thu đông được bao tiêu là 7.649ha (chiếm 21,65%), diện tích còn lại được nông dân bán chủ yếu thông qua thương lái và “cò lúa” tại địa phương. Qua ghi nhận đến thời điểm này, nông dân trong tỉnh thu hoạch lúa đến đâu đều có thương lái cân hết đến đó, không có trường hợp lúa bị dồn ứ trong dân.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC