Để chính sách hỗ trợ đến tay người lao động và người sử dụng lao động kịp thời,ỡvướngchodoanhnghiệptrongthựchiệnNghịquyếthứ hạng của rizespor theo đúng tinh thần nghị quyết, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch 239/KH-UBND, ngày 12-7-2021 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định 1848/QĐ-UBND, ngày 14-7-2021 về hỗ trợ lao động tự do và một số đối tượng đặc thù gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo quy định tại điểm 12, mục II, Nghị quyết 68.
Trong quá trình thực hiện, nhiều doanh nghiệp (DN) đã gặp khó khăn, vướng mắc khi giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động, đồng thời phản hồi, trao đổi trên group zalo thực hiện chính sách Covid-19 của ngành lao động - thương binh và xã hội.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước đã tổng hợp các câu hỏi và trả lời theo Công văn số 1260/SLĐTBXH-LĐVL, ngày 22-7-2021 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi các DN về thực hiện chính sách Covid-19 để bạn đọc và người lao động, người sử dụng lao động cùng nắm bắt, triển khai thực hiện. Cụ thể như sau:
Hỏi: Khi công ty đã tổ chức lưu trú, nhưng người lao động (NLĐ) vì một số lý do cá nhân như: không thích ở, bận việc gia đình mà không lưu trú, Công ty thỏa thuận ký tạm hoãn hợp đồng không hưởng lương?
Công ty tổ chức ở lại công ty để làm việc, có một số người vì hoàn cảnh không ở lại và tạm nghỉ trong thời gian này thì thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) và làm danh sách nhận hỗ trợ được không?
Trả lời:Trường hợp công ty vẫn hoạt động bình thường, chỉ một số ít người vì hoàn cảnh gia đình không ở lại, tạm nghỉ trong thời gian này và thực hiện tạm hoãn HĐLĐ thì số NLĐ này sẽ không được hỗ trợ, lý do không phải công ty ngừng hoạt động.
Trường hợp công ty tạm dừng hoạt động toàn công ty hay một bộ phận sản xuất, công ty phải thực hiện thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động theo điểm h, khoản 1, Điều 30, Bộ luật Lao động thì NLĐ được hỗ trợ theo hướng dẫn tại mục II, Công văn số 1173/SLĐTBXH-LĐVL, ngày 13-7-2021 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong trường hợp này, DN được hỗ trợ vay trả lương ngừng việc với lãi suất 0% theo Công văn số 449/NHCS-KHTD, ngày 15-7-2021 của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Đồng thời, DN được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất theo Công văn số 514/BHXH-QLT, ngày 9-7-2021 và Công văn số 529/BHXH-QLT, ngày 13-7-2021 của BHXH tỉnh.
Lưu ý:Trường hợp này, công ty thực hiện phương án ngừng việc với NLĐ thì NLĐ vẫn được hỗ trợ (thay vì phải thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ).
Hỏi:Một số NLĐ của công ty có nơi cư trú nằm trong vùng phong tỏa tạm thời, không có quyết định cho từng cá nhân thì có được hỗ trợ không? Tức là NLĐ ngừng việc do nhà nằm trong khu phong tỏa tạm thời nên không thể đi làm được, sau đó hết thời gian cách ly đi làm lại bình thường và hưởng lương theo sản phẩm thì có được hỗ trợ theo Công văn số 1173/SLĐTBXH-LĐVL, ngày 13-7-2021 không?
Trả lời:Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng rất nhiều lao động bị ngừng việc, ngừng việc vì cách ly tập trung theo yêu cầu của cơ quan có thầm quyền; ngừng việc do NLĐ ở các khu vực bị phong tỏa không thể đi làm được hoặc ngừng việc do DN bị phong tỏa; ngừng việc do một bộ phận DN phải ngưng hoạt động hay không vận hành được và ngay cả trường hợp một số DN trong KCN phải ngừng hoạt động để đảm bảo phòng chống dịch theo yêu cầu của tỉnh tại Công văn số 2353/UBND-KT, ngày 14-7-2021 của UBND tỉnh. Theo quy định, các trường hợp này NLÐ được giải quyết lương theo khoản 3, Điều 99, Bộ luật Lao động.
Trường hợp như công ty đã nêu thì NLĐ được hỗ trợ thêm theo hướng dẫn tại mục III, Công văn số 1173/SLĐTBXH-LĐVL của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hỏi:Công ty TNHH Freewell nghỉ ngừng việc, nhưng có lương thì có phải thuộc trường hợp được hỗ trợ theo Công văn số 1173/SLĐTBXH-LĐVL không?
Trả lời:Công ty TNHH Freewell hiện đang thực hiện theo Công văn số 2353/UBND-KT, ngày 14-7-2021 của UBND tỉnh về thực hiện các biện pháp cấp bách vừa phòng, chống dịch, vừa hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp. Theo đó, NLĐ được trả lương theo quy định tại khoản 3, Điều 99, Bộ luật Lao động, đồng thời NLĐ được hỗ trợ thêm theo hướng dẫn tại mục III, Công văn số 1173/SLĐTBXH-LĐVL.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong trường hợp này, nếu NLĐ ngừng việc mà công ty không thực hiện trả lương theo quy định này thì NLĐ không thuộc đối tượng được hỗ trợ.
Hỏi:Có 1 trường hợp NLĐ xin nghỉ phép đi Bình Dương, về địa phương bắt cách ly 21 ngày, công ty giải quyết nghỉ việc không lương, nhưng vẫn đóng đủ bảo hiểm thì có được nhận hỗ trợ không?
Trả lời: Theo quy định thì công ty phải thực hiện trả lương theo khoản 3, Điều 99, Bộ luật Lao động (tình hình chung do dịch Covid-19), ngoài ra NLĐ sẽ được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, công ty đã giải quyết nghỉ việc không lương, nhưng vẫn đóng đủ bảo hiểm thì trường hợp này NLĐ không được nhận hỗ (vì nghỉ việc không hưởng lương trong điều kiện công ty phải tạm dừng hoạt động).
Hỏi:Công ty tháng này ngưng hoạt động từ ngày 19-7 nên tháng 7 vẫn đủ điều kiện đóng bảo hiểm cho NLĐ thì không được hỗ trợ? Nếu tháng 8 tiếp tục ngưng hoạt động và không đóng bảo hiểm thì mới được hỗ trợ đúng không?
Trả lời: Nếu nghỉ việc không lương, DN và NLĐ phải thỏa thuận (chứ không mặc nhiên được), còn trường hợp này nghỉ việc do giãn cách xã hội, DN phải trả lương ngừng việc theo khoản 3, Điều 99, Bộ luật Lao động, NLĐ được hỗ trợ thêm theo hướng dẫn tại mục III, Công văn số 1173/SLĐTBXH-LĐVL, của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nếu công ty phải dừng hoạt động, NLĐ phải nghỉ việc không lương thì được hỗ trợ thêm theo hướng dẫn tại mục II, Công văn số 1173/SLĐTBXH-LĐVL. Để xác định được chính xác số ngày ngừng việc hay dừng hoạt động thì tháng 8-2021, công ty làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Hỏi:Công ty SYANGING Lộc Hưng cho công nhân nghỉ từ ngày 16-7 đến 30-7-2021 (15 ngày, trừ 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật), trong đó có 2 ngày phép năm, số ngày còn lại công ty hỗ trợ theo mức lương 3,92 triệu đồng/người. Vậy công ty có thực hiện đúng quy định?
Trả lời:Công ty xác định số ngày nghỉ việc thực tế của NLĐ từ 14 ngày trở lên và tiền lương 3,92 triệu đồng/người là tiền lương hỗ trợ ngừng việc thì NLĐ được hỗ trợ 1 triệu đồng (chỉ một lần) theo Nghị quyết số 68/NQ-CP. Đề nghị công ty làm hồ sơ theo hướng dẫn tại mục III, Công văn số 1173/SLĐTBXH-LĐVL để hưởng chính sách hỗ trợ.
Hỏi:Trường hợp áp dụng theo Điều 99, Bộ luật Lao động, thì NLĐ có được hưởng chế độ theo Nghị quyết 68/NQ-CP không?
Trả lời:Chỉ áp dụng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, cụ thể tại điểm 5, mục II, đối với trường hợp công ty thực hiện theo khoản 3, Điều 99, Bộ luật Lao động, với điều kiện người lao động bị ngừng việc từ 14 ngày trở lên.
Hỏi:Công ty có chỗ cho lao động lưu trú để phòng chống dịch Covid-19, nhưng vì tình hình gia đình nên lao động đó muốn tạm hoãn hợp đồng thì có áp dụng? Và doanh nghiệp có phải chi trả lương không?
Trả lời.Trong trường hợp này người lao động được thực hiện thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động theo điểm h, khoản 1, Điều 30, Bộ luật Lao động, luật không quy định DN phải trả lương. Lưu ý: Công ty nên thực hiện theo phương án tạm ngừng việc để NLĐ được Nhà nước hỗ trợ thêm theo hướng dẫn tại mục III, Công văn 1173/SLĐTBXH-LĐVL của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hỏi: Mẫu danh sách công nhân ngừng việc để làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo mẫu 6a, trong mẫu bên trên góc trái văn bản có đề là tên người sử dụng lao động là đề tên người sử dụng lao động hay tên công ty?
Trả lời:Người sử dụng là cụm từ dùng chung có thể là công ty, hợp tác xã, tổ chức, đơn vị sự nghiệp.... đã được giải thích tại khoản 2, Điều 3, Bộ luật Lao động, việc ghi thông tin đúng loại hình đơn vị đó.
Hỏi: Một số lao động không đăng ký vào khu lưu trú để tiếp tục làm việc (mà dịch này không biết còn phải lưu trú bao lâu mới được mở cửa làm việc lại bình thường) thì công ty chấm dứt hợp đồng hoặc tạm hoãn hợp đồng, vậy BHXH và BHYT của NLĐ sẽ phải làm thế nào? Nếu không có BHYT thì rất khó cho NLĐ, xử lý những trường hợp này như thế nào?
Trả lời:Việc chấm dứt HĐLĐ phải thực hiện theo quy định khoản 3, Điều 34 hoặc điểm c, khoản 1, Điều 36, Bộ luật Lao động. Hoặc tạm hoãn HĐLĐ thì thực hiện theo điểm h, khoản 1, Điều 30, Bộ luật Lao động, sau đó thực hiện báo giảm BHXH, còn về BHYT đề nghị liên hệ cơ quan BHXH. Tuy nhiên, với trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ thực hiện thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp để hưởng quyền lợi BHYT đồng thời.
Hỏi:Công ty đang cho NLĐ không đăng ký tạm trú nghỉ trừ phép năm, trường hợp này có được xem xét hỗ trợ theo mục III tại Công văn 1173/SLĐTBXH-LĐVL không?
Trả lời:Mục III, Công văn 1173/SLĐTBXH-LĐVL của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ hỗ trợ cho NLĐ khi ngừng việc và được trả lương theo khoản 3, Điều 99, Bộ luật Lao động. Việc công ty trừ phép năm như vậy phải được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận và được sự đồng ý của NLĐ.
Hỏi:Tham gia BHXH cho NLĐ thì vẫn được hưởng chế độ, nhưng hồ sơ thì phải có xác nhận của BHXH, mà khi hỏi bên bảo hiểm thì nói phải báo giảm không lương mới xác nhận?
Trả lời:Điều kiện để được hỗ trợ chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP thì phải xác nhận việc đã đóng BHXH cho số lao động, công ty đề nghị hỗ trợ đã đóng BHXH tại thời điểm tháng trước liền kề (ví dụ tháng này công ty làm hồ sơ đề nghị thì BHXH xác nhận đóng BHXH của tháng 6-2021), đồng thời theo chính sách này không quy định phải báo giảm (giảm đóng BHXH) thì mới được xác nhận.
Hỏi:Theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì những người ngừng việc, nhưng phải bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước mới được hỗ trợ 1 triệu đồng đúng không?
Trả lời:Chỉ áp dụng đối với trường hợp người lao động bị ngừng việc từ 14 ngày trở lên và được công ty trả lương theo khoản 3, Điều 99, Bộ luật Lao động.
Hỏi:Những người ngừng việc được hỗ trợ lương tối thiểu vùng và giảm đóng BHXH thì được hỗ trợ gì không? Theo quy định thì công ty chỉ cần đóng đủ BHXH tháng 6 là được đúng không? Theo công văn thì những người ngừng việc, nhưng phải bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước mới được hỗ trợ 1 triệu đúng không?
Trả lời:Ngừng việc do ảnh hưởng dịch Covid, người lao động ngừng việc từ 14 ngày trở lên thì được hỗ trợ theo mục III, Công văn số 1173/SLĐTBXH-LĐVL, nếu người lao động ngừng việc từ tháng 7-2021 thì chỉ cần đóng BHXH đến tháng 6-2021. Việc phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những người ngừng việc được hỗ trợ chính sách này.
Hỏi:Nếu công ty có bố trí lưu trú, nhưng công nhân không ở lại phải tạm hoãn hợp đồng với NLĐ (ở nhà không lương)? Nếu công ty đóng cửa phải trả lương tối thiểu vùng hay lương hợp đồng?
Trả lời:Hai bên thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ theo điểm h, khoản 1, Điều 30, Bộ luật Lao động hoặc thỏa thuận nghỉ việc không lương, trường hợp công ty ngưng hoạt động thì trả lương theo khoản 3, Điều 99, Bộ luật Lao động. Nếu công ty ngừng hoạt động từ 14 ngày trở lên thì NLĐ được hỗ trợ thêm theo hướng dẫn tại mục III, Công văn số 1173/SLĐTBXH-LĐVL của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lâm Phương(tổng hợp)